Instagram sắp bỏ đếm lượt "thả tim" trên post, chỉ chủ nhân bài viết mới xem được

Instagram sắp bỏ đếm lượt "thả tim" trên post, chỉ chủ nhân bài viết mới xem được
HHT - Dấu hiệu update mới của Instagram - mạng xã hội lớn thứ hai thế giới đã gây xôn xao cộng đồng mạng sáng nay.

Tin tức nóng hổi mới nhất về Instagram sáng nay đã khiến không ít cư dân mạng xôn xao. Theo đó, mạng xã hội lớn thứ 2 thế giới này có thể xem xét bỏ cách thức hiển thị số "like" cho các bài đăng. Bằng chứng này được lập trình viên Jane Wong tìm ra, trở thành một đề tài bàn tán xôn xao.

Jane Wong từ lâu đã được biết đến là một "chuyên gia" trong việc mò mẫm, vọc vạch các dòng code lập trình của ứng dụng, từ đó săn tìm những thông tin có sẵn về các update mới có thể được tung ra trong tương lai. Việc Instagram bỏ số đếm "like" vừa được cô tìm ra - nói cách khác, tính năng "like" vẫn còn, nhưng người dùng sẽ không thể thấy số lượng "like" hiển thị kèm theo các post của bạn bè được follow nữa. 

Instagram sắp bỏ đếm lượt "thả tim" trên post, chỉ chủ nhân bài viết mới xem được ảnh 1
Update mới của Instagram khiến cộng đồng mạng xôn xao.

Giải thích cho điều này, Wong cho biết: "Instagram muốn cộng đồng tập trung nhiều hơn vào giá trị của nội dung được chia sẻ, không phải số "like" thay mặt cho chúng. "Nếu update này chính thức trở thành sự thật, chỉ có duy nhất chủ nhân bức ảnh mới có thể thấy được số lượng "like".

Đại diện Instagram cũng đã ngay lập tức lên tiếng: "Chúng tôi chưa thực sự thử nghiệm tính năng này ở thời điểm hiện tại. Nhưng việc tìm kiếm một giải pháp cải thiện áp lực trên các mạng xã hội vẫn luôn là điều được chúng tôi cân nhắc".

Instagram sắp bỏ đếm lượt "thả tim" trên post, chỉ chủ nhân bài viết mới xem được ảnh 2

Bằng chứng từ Wong cho thấy không còn số lượng Like hiện lên như trước, chỉ có chủ nhân mới có thể thấy chúng trong post của mình.

Lượng "like" từ trước tới nay là một yếu tố cám dỗ nhiều người tương tác (và được tương tác) tích cực hơn đối với những người dùng mạng xã hội. Tuy nhiên, đó cũng là xu hướng khiến những thể loại ảnh tiêu cực như giật gân, khiêu dâm được đăng tràn lan để câu Like phản cảm. Dù sao thì cũng sẽ rất khó để tưởng tượng ra một ngày số "like" đó bị giấu đi, chỉ mình ta biết đến ta, không còn sức hút phô trương thoải mái nữa.

Theo Tổng hợp
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

HHT - Sau khi đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh, cơn bão số 2 (Prapiroon) nhanh chóng giảm cấp, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Áp thấp nhiệt đới này vẫn sẽ gây mưa diện rộng ở miền Bắc nước ta, có những nơi mưa to đến rất to. Mưa sẽ kéo dài đến hôm nào ở miền Bắc nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng?
Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

HHT - Sáng nay 23/7, bão số 2 (bão Prapiroon) đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh nước ta trước khi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Vậy là chuỗi ngày không có bão đổ bộ ở nước ta đã dừng lại ở con số 646 ngày. Chuỗi hơn 600 ngày không có bão đổ bộ lần này, thật kỳ lạ, lại có những điểm trùng hợp với 2 chuỗi ngày không có bão trước đây.
Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

HHT - Cơn bão số 2 (bão Prapiroon) không chỉ có đường đi phức tạp hơn dự báo, mà về cường độ, nó cũng mạnh hơn các dự báo ban đầu. Khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc), sức gió của bão số 2 lên tới 100 km/h, gió giật hơn 130 km/h. Một người dân ở đây đã ghi được video gió dữ dội vào thời điểm bão đổ bộ nơi này.
Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

HHT - Cơn bão số 2 (Prapiroon) không phải là cơn bão duy nhất đang hoạt động trong khu vực. Mà ở phía Nam - Đông Nam của Đài Loan (Trung Quốc) còn đang có một cơn bão khác, mạnh hơn, là bão Gaemi. Trong trường hợp nào thì 2 cơn bão này có thể gây ra hiệu ứng bão kép (bão đôi), và hiệu ứng đó là thế nào?