Khách sạn trong vũ trụ sắp thành hiện thực nhưng chúng trông như thế nào?

Khách sạn trong vũ trụ sắp thành hiện thực nhưng chúng trông như thế nào?
HHT - Ở thời điểm hiện tại, rất nhiều công ty đã nghiên cứu và triển khai các kế hoạch hiện thực hoá ý tưởng khách sạn trong vũ trụ.

Một báo cáo của Samsung phát đi hồi tháng 8 nói rằng khách sạn trong vũ trụ có thể xuất hiện vào năm 2069.

Khách sạn trong vũ trụ sắp thành hiện thực nhưng chúng trông như thế nào? ảnh 1

Trong báo cáo, 6 nhà nghiên cứu từ Anh đã nhắc đến nhiều những thay đổi công nghệ tiếp theo như taxi bay tự hành, tàu cao tốc dưới đáy biển và khách sạn cao cấp ngoài không gian. Những khách sạn này sẽ bay quanh quỹ đạo Trái đất, mặt trăng hoặc các hành tinh khác. Chúng tự tạo ra trọng lực và khiến trải nghiệm du hành vũ trụ thoải mái hơn.  

Khách sạn trong vũ trụ sắp thành hiện thực nhưng chúng trông như thế nào? ảnh 2
Dù vậy, một số công ty nói rằng họ có thể hiện thực hoá công nghệ này sớm hơn.Caption

Hồi tháng 8, Gateway Foundation công bố kế hoạch mở cửa một khách sạn hình bánh xe, có thể xoay tròn mang tên Von Braun Space Statuon để đón du khách vào năm 2025. Khách sạn này có thể sẽ đón được 100 khách mỗi tuần. Sau khi mở cửa để chính thức khai thác vào năm 2027, con số này có thể lên tới 450 khách.

Khách sạn sẽ có đường kính 190 mét. Vòng tròn nhỏ bên trong có thể đóng chức năng là các khu tiếp nhận tàu vũ trụ để đón khách hoặc hàng hoá.

Vòng tròn bên ngoài sẽ bao gồm 24 khối hình trụ có thể chịu được áp lực. Đây chính là nơi các phòng khách sạn được bố trí.

Khách sạn trong vũ trụ sắp thành hiện thực nhưng chúng trông như thế nào? ảnh 3

Mỗi một khối hình trụ này đều có các cơ sở vật chất như khu vực cho phi hành gia, trung tâm nghiên cứu chính phủ, phòng khách sạn, quán bar, nhà hàng và các villa cao cấp. Chúng có diện tích mặt sàn khoảng 500 mét vuông.

Thiết kế của Gateway Foudation sẽ cần tới trọng lực nhân tạo.

Khách sạn trong vũ trụ sắp thành hiện thực nhưng chúng trông như thế nào? ảnh 4

Việc sử dụng ánh đèn chiếu sáng và các chất liệu bên trong màu ấm sẽ tạo cảm giác như ở nhà cho hành khách, Tim Alatorre, một kĩ sư đang làm việc tại dự án, chia sẻ. “Vì khách sạn này có trọng lực, hành khách sẽ cảm nhận được phương hướng, một điều không có trên Trạm không gian quốc tế ISS,” anh nói thêm.

Dù vậy, trọng lực nhân tạo này cũng không thể so sánh được với những gì có trên Trái đất.

Khách sạn trong vũ trụ sắp thành hiện thực nhưng chúng trông như thế nào? ảnh 5

Business Insider nói rằng hầu hết các khu vực trong khách sạn này chỉ có trọng lực bằng một phần sáu trên trái đất. Một số khu vực thậm chí vấn sẽ không có trọng lực. Tim Alatorre kì vọng các công ty có thể phát triển nhiều trò chơi và trải nghiệm tận dụng đặc điểm này, ví dụ như chơi Quidditch như trong Harry Potter.

Nhiều công ty khác cũng đang chia sẻ những ý tưởng khách sạn ngoài vũ trụ.

Khách sạn trong vũ trụ sắp thành hiện thực nhưng chúng trông như thế nào? ảnh 6

Năm 2011, một công ty Nga có tên Orbital Technologies cũng cho biết sẽ ra mắt một khách sạn 7 phòng ngoài không gian vào năm 2016. Song điều này đã không được hiện thực hoá. Công ty này hiện đã bị thâu tóm bởi Sierra Nevada Technologies. Theeo kế hoạch ban đầu của Orbital Technologies, mỗi hành trình kéo dài 5 ngày tại khách sạn sẽ có chi phí 1 triệu USD.

Orion Span trong khi đó hi vọng có thể ra mắt Aurora Space Station vào năm 2021 và mở cửa đón khách vào năm 2022.

Khách sạn trong vũ trụ sắp thành hiện thực nhưng chúng trông như thế nào? ảnh 7

Khách sạn này có thể đón 6 khách cùng lúc, bao gồm cả thành viên phi hành đoàn. Một chuyến đi kéo dài 12 ngày có thể có chi phí 9,5 triệu USD. Hiện tại, Orion Span đã bắt đầu nhận đặt chuyến trước bằng một khoản tiền 80.000 USD.

Một ý tưởng khách sạn trong không gian khác đến từ một nhóm sinh viên MIT từng nhận giải thưởng thiết kế của NASA.

Khách sạn trong vũ trụ sắp thành hiện thực nhưng chúng trông như thế nào? ảnh 8

Điểm nhấn chính của ý tưởng này là một khách sạn không gian với 8 phòng cùng quầy bar, nhà hàng và phòng tập gym. Mang tên gọi MARINA, công trình được thiết kế với chức năng kép của một trạm không gian và một khách sạn.

Theo nhóm dự án, công trình này có thể mở cửa đón khách vào năm 2025. Đến năm 2038, nó có thể được chuyển đổi mục đích sang đưa con người đến Sao Hoả.

Bigelow Aerospace cũng là một cái tên tiên phong trong lĩnh vực không gian “bơm hơi” ngoài vũ trụ. Một thiết kế của nó thực tế đã được gắn vào ISS.

Khách sạn trong vũ trụ sắp thành hiện thực nhưng chúng trông như thế nào? ảnh 9

NASA đã tiếp nhận cấu trúc mang tên BEAM này từ năm 2016 và đang thử nghiệm nó cho các kế hoạch và mục tiêu liên quan đến vũ trụ trong tương lai. Hiện tại, ISS đã kí tiếp hợp đồng với Bigelow Aerospace để tiếp tục tiếp nhận BEAM cho tới năm 2028.

Bigelow cũng đang phát triển một không gian vũ trụ mới dựa trên mô hình này với tên gọi B330.

Khách sạn trong vũ trụ sắp thành hiện thực nhưng chúng trông như thế nào? ảnh 10

Bigelow kì vọng những công trình như thế này có thể đưa con người lên Sao Hoả.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Tại sao các cầu thủ đội tuyển Việt Nam mặc áo đấu không in tên như các đội khác?

Tại sao các cầu thủ đội tuyển Việt Nam mặc áo đấu không in tên như các đội khác?

HHT - Nếu thường xuyên theo dõi các trận đấu của đội tuyển Việt Nam, người hâm mộ có thể nhận ra rằng đã một thời gian khá dài, các cầu thủ mặc áo đấu không in tên. Ngay trong trận đấu vòng loại thứ hai World Cup 2026 khu vực châu Á, áo đấu của ĐT Việt Nam cũng không có tên cầu thủ. Tại sao lại như vậy?
Tại sao cầu thủ ĐT Indonesia khiến Hoàng Đức ngã trong vòng cấm địa lại không bị phạt?

Tại sao cầu thủ ĐT Indonesia khiến Hoàng Đức ngã trong vòng cấm địa lại không bị phạt?

HHT - Trong trận đấu ở vòng loại World Cup 2026 châu Á, có một thời điểm Hoàng Đức của đội tuyển Việt Nam đã đi bóng vào khu vực cấm địa của ĐT Indonesia. Một cầu thủ Indonesia đã tranh bóng khiến Hoàng Đức bị ngã. Nhiều khán giả cho rằng trọng tài cần thổi phạt đền cho ĐT Việt Nam trong tình huống này. Vậy quyết định của trọng tài là sai hay đúng?