Khám phá những cây thông Giáng sinh độc đáo của mùa lễ hội 2018

Khám phá những cây thông Giáng sinh độc đáo của mùa lễ hội 2018
HHT - Cứ đến dịp Giáng sinh hằng năm, khắp nơi trên thế giới lại tạo ra những cây thông độc đáo có 1-0-2 của riêng mình để đón chào Giáng sinh và năm mới.

Cây thông cao nhất thế giới làm bằng thùng đựng đồ uống

Khám phá những cây thông Giáng sinh độc đáo của mùa lễ hội 2018 ảnh 1

Thành phố Gera nằm ở miền Đông nước Đức vừa ghi nhận một kỷ lục thế giới mới với cây thông Noel cao gần 18m được làm từ các thùng đựng đồ uống chồng lên nhau. Cây thông độc đáo này được các tình nguyện viên và tổ chức We4kids dựng nên với chiều cao chính xác là 17,88m với 2.790 chiếc thùng đựng đồ uống lên nhau. Cây thông Noel này được dựng nên nhằm thu hút sự chú ý của cộng đồng đến tình trạng khó khăn của những trẻ em nghèo. Dự kiến cây thông cao nhất thế giới này sẽ được trưng bày đến đầu tháng 1/2019 và sẽ phải tháo dỡ nó trước khi trời trở gió để tránh nguy hiểm cho những người đến xem.

Cây thông Giáng sinh làm từ 2,018 đồng xu vàng

Khám phá những cây thông Giáng sinh độc đáo của mùa lễ hội 2018 ảnh 2

Cũng tại nước Đức, một hãng kinh doanh vàng ở thành phố Munich đặc biệt chào đón dịp Giáng sinh năm nay với việc ra mắt cây Giáng sinh đắt nhất châu Âu. Cây thông đặc biệt với hình dáng một chiếc kim tự tháp được phủ kín bởi 2,018 đồng xu vàng. Trên đỉnh là một ngôi sao lấp lánh cũng được làm bằng vàng nguyên chất. Những đồng xu vàng nhìn xa giống những chiếc kẹo sôcôla đồng xu mà chúng mình vẫn thường ăn. Cây thông Giáng sinh này được làm từ 63 kg vàng nguyên chất và theo giá trị hiện tại thì giá trị của nó là khoảng 2,3 triệu euro và dự kiến sẽ được trưng bày cho đến hết tháng 12.

Cây thông dành cho hội nuôi mèo

Khám phá những cây thông Giáng sinh độc đáo của mùa lễ hội 2018 ảnh 3

Những chú mèo tinh nghịch thường thích leo trèo lên cây thông Giáng sinh và có khi còn phá hỏng cả chúng nữa. Vì thế, để tránh tình trạng này, một hãng sản xuất nội thất tại nước Anh đã làm ra cây thông chỉ có nửa phần trên là có lá còn bên dưới thì không có gì để những chú mèo không thể trèo lên làm hỏng cây được. Cây thông độc đáo này đã lập tức nhận được sự yêu thích từ khách mua hàng khắp nơi trên thế giới. Với chiếc gốc cây cao sẽ giữ đồ trang trí của bạn một cách hoàn hảo tránh sẽ xa tầm với của trẻ em hoặc những em mèo thích nghịch phá. Ngoài ra, bạn còn có thể để thật nhiều quà dưới gốc cây mà không lo bị hết chỗ.

Theo Thiên Thần Nhỏ
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

HHT - Sau khi đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh, cơn bão số 2 (Prapiroon) nhanh chóng giảm cấp, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Áp thấp nhiệt đới này vẫn sẽ gây mưa diện rộng ở miền Bắc nước ta, có những nơi mưa to đến rất to. Mưa sẽ kéo dài đến hôm nào ở miền Bắc nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng?
Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

HHT - Sáng nay 23/7, bão số 2 (bão Prapiroon) đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh nước ta trước khi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Vậy là chuỗi ngày không có bão đổ bộ ở nước ta đã dừng lại ở con số 646 ngày. Chuỗi hơn 600 ngày không có bão đổ bộ lần này, thật kỳ lạ, lại có những điểm trùng hợp với 2 chuỗi ngày không có bão trước đây.
Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

HHT - Cơn bão số 2 (bão Prapiroon) không chỉ có đường đi phức tạp hơn dự báo, mà về cường độ, nó cũng mạnh hơn các dự báo ban đầu. Khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc), sức gió của bão số 2 lên tới 100 km/h, gió giật hơn 130 km/h. Một người dân ở đây đã ghi được video gió dữ dội vào thời điểm bão đổ bộ nơi này.
Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

HHT - Cơn bão số 2 (Prapiroon) không phải là cơn bão duy nhất đang hoạt động trong khu vực. Mà ở phía Nam - Đông Nam của Đài Loan (Trung Quốc) còn đang có một cơn bão khác, mạnh hơn, là bão Gaemi. Trong trường hợp nào thì 2 cơn bão này có thể gây ra hiệu ứng bão kép (bão đôi), và hiệu ứng đó là thế nào?