Khám phá những phong tục cưới xin độc đáo của các nước trên thế giới

Khám phá những phong tục cưới xin độc đáo của các nước trên thế giới
HHT - Ngày cưới được xem là dịp trọng đại trong đời mỗi người, và mỗi quốc gia lại có các phong tục, nghi thức đặc biệt riêng để tổ chức lễ cưới. Hãy cùng Hoa Học Trò khám phá nhé!

Nhật Bản: Phong tục uống rượu Sake

Trong phong tục cưới hỏi của người Nhật, cô dâu và chú rể sẽ cùng nhau nhấm nháp ly rượu Sake. Cụ thể, các đôi uyên ương sẽ phải uống ba ngụm Sake ở mỗi ba cốc khác nhau. Số ba ở đây không chỉ là con số của sự may mắn, nó còn là biểu tượng tượng trưng cho tình yêu, sự khôn ngoan và hạnh phúc.

Khám phá những phong tục cưới xin độc đáo của các nước trên thế giới ảnh 1

Trung Quốc: Nghi lễ trà đạo

Theo phong tục của đất nước vạn triệu dân này thì cặp đôi sẽ tổ chức nghi lễ dâng trà nho nhỏ tại gia đình hai bên ngay trong ngày cưới. Ý nghĩa của việc này là để tỏ lòng biết ơn đối với công lao nuôi dưỡng, và tình yêu thương mà ba mẹ đã dành cho họ. Cặp vợ chồng rót trà mời gia đình, sau khi thưởng thức xong ly trà, cặp đôi sẽ nhận món quà là lời chúc phúc hay phong bì đỏ… chẳng hạn.

Khám phá những phong tục cưới xin độc đáo của các nước trên thế giới ảnh 2

Philippines: Phong tục thả bồ câu của cặp đôi

Tại Philippines, trogn ngày cưới của mình, các cặp đôi sẽ cùng nhau thả tung cặp bồ câu trắng về bầu trời. Phong tục này được ví như một lời hứa hẹn cho một cuộc hôn nhân hòa hợp, hạnh phúc và bền vững. Có thêm những chú bồ câu điểm xinh cho đám cưới quả là là một ý nghĩ không tồi nhỉ? 

Khám phá những phong tục cưới xin độc đáo của các nước trên thế giới ảnh 3

Nước Ý: Nghi lễ ném kẹo Confetti

Người Ý có tục ném những viên kẹo ngọt Confetti vào người chú rể và cô dâu trong ngày trọng đại. Những viên kẹo biểu trưng cho lời chúc về sức khỏe, sự hạnh phúc, cũng như chúc cho cặp đôi có được một cuộc hôn nhân ngọt ngào. Vỏ kẹo sẽ được chọn nhiều màu sặc sở đúng với không khí tươi vui của buổi lễ.

Khám phá những phong tục cưới xin độc đáo của các nước trên thế giới ảnh 4

Ấn Độ: Nghi lễ vẽ Henna cho cô dâu

Trước một ngày so với ngày đám cưới diễn ra, cô dâu sẽ được các nghệ sĩ vẽ Henna điểm lên ở tay hay bàn chân những họa tiết, hình vẽ Henna đặc sắc. Các hoa văn này thường có những ý nghĩa, biểu tượng may mắn, chúc phúc cho cặp đôi. Những hoa văn Henna trên đôi tay hay bàn chân cũng là một cách để chú rể “nhận biết” cô dâu của mình đấy!

Khám phá những phong tục cưới xin độc đáo của các nước trên thế giới ảnh 5

ANH THƯ (tổng hợp)

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

HHT - Sau khi đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh, cơn bão số 2 (Prapiroon) nhanh chóng giảm cấp, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Áp thấp nhiệt đới này vẫn sẽ gây mưa diện rộng ở miền Bắc nước ta, có những nơi mưa to đến rất to. Mưa sẽ kéo dài đến hôm nào ở miền Bắc nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng?
Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

HHT - Sáng nay 23/7, bão số 2 (bão Prapiroon) đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh nước ta trước khi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Vậy là chuỗi ngày không có bão đổ bộ ở nước ta đã dừng lại ở con số 646 ngày. Chuỗi hơn 600 ngày không có bão đổ bộ lần này, thật kỳ lạ, lại có những điểm trùng hợp với 2 chuỗi ngày không có bão trước đây.
Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

HHT - Cơn bão số 2 (bão Prapiroon) không chỉ có đường đi phức tạp hơn dự báo, mà về cường độ, nó cũng mạnh hơn các dự báo ban đầu. Khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc), sức gió của bão số 2 lên tới 100 km/h, gió giật hơn 130 km/h. Một người dân ở đây đã ghi được video gió dữ dội vào thời điểm bão đổ bộ nơi này.
Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

HHT - Cơn bão số 2 (Prapiroon) không phải là cơn bão duy nhất đang hoạt động trong khu vực. Mà ở phía Nam - Đông Nam của Đài Loan (Trung Quốc) còn đang có một cơn bão khác, mạnh hơn, là bão Gaemi. Trong trường hợp nào thì 2 cơn bão này có thể gây ra hiệu ứng bão kép (bão đôi), và hiệu ứng đó là thế nào?