Khám phá thế giới những động vật kỳ lạ

Khám phá thế giới những động vật kỳ lạ
HHT - Chúng là những loài động vật có cấu tạo rất kỳ lạ, nhìn chúng bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên đâu!

1. Hươu tóc búi

Khám phá thế giới những động vật kỳ lạ ảnh 1

Loài hươu tóc búi này của Trung Quốc, khác hẳn so với tất cả các loài hươu khác là chúng có răng nanh, là răng nanh dài đến mức thò cả ra khỏi miệng.

Khám phá thế giới những động vật kỳ lạ ảnh 2

Chúng dùng chiếc răng nanh này để chiến đấu. Và ngoài ra, loài này ăn cả xác động vật chết, một điều cực hiếm trong thế giới hươu.

2. Armadillo màu hồng

Khám phá thế giới những động vật kỳ lạ ảnh 3

Con vật này có ngoại hình vô cùng độc đáo và dễ thương vì lúc thoàng nhìn bạn sẽ thấy giống hệt một miếng sushi sashimi.

Khám phá thế giới những động vật kỳ lạ ảnh 4

Tuy nhiên chúng lại là động vật hoang dã rất khó để thay đổi môi trường sống bởi nếu bạn mang chúng đi nơi khác chúng sẽ rơi vào trạng thái bị áp lực (chỉ sống tối đa 8 ngày thì chúng sẽ “ ra đi”).

Khám phá thế giới những động vật kỳ lạ ảnh 5

3. Sâu Cyphonia clavata

Khám phá thế giới những động vật kỳ lạ ảnh 6

Loài này có điểm đặc biệt là có thêm một phần thừa hình con kiến trên lưng. Phần thừa này khiến kẻ thù của chúng chán nản mà bỏ đi.

Khám phá thế giới những động vật kỳ lạ ảnh 7

Chúng được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1788 khi nhà côn trùng học người Đức Caspar Stroll có chuyến đi tìm hiểu và khám phá các khu rừng nhiệt đới ở Trung Mỹ.

4. Loài kỳ giông Mexico

Khám phá thế giới những động vật kỳ lạ ảnh 8

Loài kỳ giông Mexico với biệt danh khủng long 6 sừng này, không chỉ có khả năng tái mọc các chi và đuôi, mà còn có thể tái phục hồi cả trái tim và bộ não của chúng.

Chúng có diện mạo hết sức kỳ lạ. Chúng tuy có mắt nhưng hoàn toàn mù tịt và không có mí. Hầu hết kỳ giông có màu xanh đậm hoặc đen, một số có thể có màu trắng nếu sống trong môi trường nuôi nhốt.

Khám phá thế giới những động vật kỳ lạ ảnh 9

Mỗi con kỳ giông trưởng thành có thể dài tới 30,5cm và nặng 3,6kg. Những con kỳ giông thường sống đơn độc, ngoại trừ mùa giao phối. Khi tới mùa sinh sản, kỳ giông cái có thể đẻ từ 300-1.000 trứng. 

Kỳ giông Mexico sống ở nhiệt độ 12-20 độ C, tốt nhất là 17-18 độ C.

5. Chuột nhảy Gobi

Lần đầu nhìn chúng bạn sẽ tự hỏi “ Đây là chuột hay thỏ?”

Khám phá thế giới những động vật kỳ lạ ảnh 10

Chuột nhảy Gobi là động vật gặm nhấm nhỏ nhìn xa trông như những con kangaroo tí hon, chúng được phát hiện vào năm 1925 bởi Glover Morrill Allen, nhà động vật học người Mỹ.

Tại Châu Á, chúng được tìm thấy nhiều nhất ở vùng Tân Cương (Tây Bắc Trung Quốc) và rải rác đến khu vực sa mạc Gobi thuộc miền Bắc Trung Quốc cho đến các khu vực thuộc Mông Cổ.

Ngoài ra những nơi có khí hậu nóng như Châu Phi cũng xuất hiện chuột nhảy. Tuổi thọ trung bình của chuột nhảy từ khoảng 5 – 6 năm.

Khám phá thế giới những động vật kỳ lạ ảnh 11

Thức ăn chủ yếu của loài chuột nhảy là côn trùng nhỏ và thực vật. Chúng thường sống những nơi có thời tiết khô hạn như sa mạc nên loài chuột này không cần nhiều nước. Chúng hầu như không uống nước như những con chuột bình thường mà tận dụng lượng nước có sẵn trong thức ăn để cung cấp nước cho cơ thể. Đặ biệt là chúng chỉ đi săn mồi vào ban đêm, thức ăn của chúng ăn là rễ cây, hạt và thỉnh thoảng đổi món côn trùng.

Loại chuột nhảy tai ngắn có kích thước nhỏ hơn loại tai dài nên thường được mang về nhà chăm sóc làm pets bởi dáng vóc nhỏ nhắn xinh xắn cực kỳ dễ thương đó. Tuy nhiên, loài ‘pets siêu dễ thương’ này lại bị cấm nhập khẩu sang Mỹ từ năm 2003 vì những yếu tố về bệnh kiểm dịch.

Đây là hình ảnh lúc mới sinh của chúng: cấu trúc chi trước ngắn hơn chi sau.

Khám phá thế giới những động vật kỳ lạ ảnh 12
Theo Tổng hợp từ Internet
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

HHT - Sau khi đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh, cơn bão số 2 (Prapiroon) nhanh chóng giảm cấp, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Áp thấp nhiệt đới này vẫn sẽ gây mưa diện rộng ở miền Bắc nước ta, có những nơi mưa to đến rất to. Mưa sẽ kéo dài đến hôm nào ở miền Bắc nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng?
Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

HHT - Sáng nay 23/7, bão số 2 (bão Prapiroon) đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh nước ta trước khi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Vậy là chuỗi ngày không có bão đổ bộ ở nước ta đã dừng lại ở con số 646 ngày. Chuỗi hơn 600 ngày không có bão đổ bộ lần này, thật kỳ lạ, lại có những điểm trùng hợp với 2 chuỗi ngày không có bão trước đây.
Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

HHT - Cơn bão số 2 (bão Prapiroon) không chỉ có đường đi phức tạp hơn dự báo, mà về cường độ, nó cũng mạnh hơn các dự báo ban đầu. Khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc), sức gió của bão số 2 lên tới 100 km/h, gió giật hơn 130 km/h. Một người dân ở đây đã ghi được video gió dữ dội vào thời điểm bão đổ bộ nơi này.
Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

HHT - Cơn bão số 2 (Prapiroon) không phải là cơn bão duy nhất đang hoạt động trong khu vực. Mà ở phía Nam - Đông Nam của Đài Loan (Trung Quốc) còn đang có một cơn bão khác, mạnh hơn, là bão Gaemi. Trong trường hợp nào thì 2 cơn bão này có thể gây ra hiệu ứng bão kép (bão đôi), và hiệu ứng đó là thế nào?