“Không nghe, không thấy” - thiết bị độc đáo mới dành cho những ai cần sự tập trung

“Không nghe, không thấy” - thiết bị độc đáo mới dành cho những ai cần sự tập trung
HHT - Với cái tên ''Wear Space'', hãng Panasonic hy vọng sản phẩm mới của họ sẽ giúp đỡ những người cần sự tập trung trong học tập cũng như làm việc.
“Không nghe, không thấy” - thiết bị độc đáo mới dành cho những ai cần sự tập trung ảnh 1

Một thiết bị mới được phòng thí nghiệm Future Life của Panasonic, phối hợp với nhà thiết kế thời trang Kunihiko Morinaga sáng tạo ra. Nó có tên Wear Space, có hình móng ngựa, được làm từ chất liệu màu xám đen, che từ phía sau gáy lên đằng trước và có thể điều chỉnh một cách phù hợp để người dùng chỉ thấy được màn hình và bàn phím mà thôi. Đi kèm với nó là một cặp tai nghe khử tiếng ồn, đảm bảo các cuộc trò chuyện gần đó cũng không trở ngại cho sự tập trung của bạn.

“Không nghe, không thấy” - thiết bị độc đáo mới dành cho những ai cần sự tập trung ảnh 2

Ý tưởng để các nhà thiết kế tạo ra sản phẩm này vốn xuất phát từ dụng cụ che mắt của loài ngựa đua, chúng được đeo miếng da che hai bên mắt để có thể tập trung chạy theo đường thẳng.

Thiết bị chỉ nặng 300 gram và sẽ không gây ra bất cứ áp lực nào cho người sử dụng, họ sẽ có được cảm giác dễ chịu cho dù dùng trong một thời gian dài. Đeo wear space lên, thiết bị ngay lập tức “tạo ra một ranh giới với môi trường xung quanh” và cung cấp “một không gian cá nhân lý tưởng”, các nhà thiết kế khẳng định như vậy.

“Không nghe, không thấy” - thiết bị độc đáo mới dành cho những ai cần sự tập trung ảnh 3

Nghiên cứu này của Panasonic bắt nguồn từ việc các công ty đang có xu hướng xây dựng những văn phòng làm việc phong cách mở để thay thế cho kiểu văn phòng chia ô ngày trước. Cách làm việc trong không gian mở này giúp nhân viên có thể hòa đồng và tương tác với nhau nhiều hơn. Tuy nhiên, điều này cũng mang đến nhiều sự mất tập trung cho người làm việc. Vì thế, Panasonic cho rằng, một sản phẩm có thể mang lại sự riêng tư trong không gian mở như Wear Space là hoàn toàn cần thiết.

Wear Space có thể sẽ được bày bán rộng rãi tại Nhật Bản vào năm 2019 với giá 206 USD và sau đó sẽ được phủ sóng toàn cầu.

Thiết bị hỗ trợ sự tập trung thú vị này nhất định sẽ khiến nhiều người thích thú. 

Theo Daily Mail
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

HHT - Sau khi đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh, cơn bão số 2 (Prapiroon) nhanh chóng giảm cấp, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Áp thấp nhiệt đới này vẫn sẽ gây mưa diện rộng ở miền Bắc nước ta, có những nơi mưa to đến rất to. Mưa sẽ kéo dài đến hôm nào ở miền Bắc nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng?
Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

HHT - Sáng nay 23/7, bão số 2 (bão Prapiroon) đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh nước ta trước khi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Vậy là chuỗi ngày không có bão đổ bộ ở nước ta đã dừng lại ở con số 646 ngày. Chuỗi hơn 600 ngày không có bão đổ bộ lần này, thật kỳ lạ, lại có những điểm trùng hợp với 2 chuỗi ngày không có bão trước đây.
Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

HHT - Cơn bão số 2 (bão Prapiroon) không chỉ có đường đi phức tạp hơn dự báo, mà về cường độ, nó cũng mạnh hơn các dự báo ban đầu. Khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc), sức gió của bão số 2 lên tới 100 km/h, gió giật hơn 130 km/h. Một người dân ở đây đã ghi được video gió dữ dội vào thời điểm bão đổ bộ nơi này.
Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

HHT - Cơn bão số 2 (Prapiroon) không phải là cơn bão duy nhất đang hoạt động trong khu vực. Mà ở phía Nam - Đông Nam của Đài Loan (Trung Quốc) còn đang có một cơn bão khác, mạnh hơn, là bão Gaemi. Trong trường hợp nào thì 2 cơn bão này có thể gây ra hiệu ứng bão kép (bão đôi), và hiệu ứng đó là thế nào?