Liệu Facebook có sắp triệt đường phát triển của các fanpage trên News Feed?

Liệu Facebook có sắp triệt đường phát triển của các fanpage trên News Feed?
HHT - Cộng đồng Facebook marketing đang xôn xao về câu chuyện nội dung Fanpage trên News Feed chỉ được hiển thị nếu như… được trả tiền quảng cáo. Vậy thực sự thì Facebook đang làm gì?

Trước đây, chúng ta chỉ có khái niệm về News Feed trên Facebook, hiểu đơn giản đó là một Homepage, nơi Facebook cập nhật những bài đăng của bạn bè, gia đình và những trang Fanpage mà người dùng Quan tâm/Theo dõi, dĩ nhiên, có những quảng cáo xuất hiện trên đó. Người dùng dễ dàng tương tác với bất cứ điều gì mà họ thấy, thích, cười, phẫn nộ, thả tim…

Nhưng theo thời gian, Facebook có quá nhiều cư dân, nhiều câu chuyện được chia sẻ, nhiều Page được lập với đa dạng loại hình kinh doanh từ thời trang, giải trí, công nghệ… Điều này sẽ dẫn đến sự “bội thực” cho người dùng khi mà họ không thể cùng lúc cập nhật hàng loạt thông tin trong một thời gian lướt News Feed. Chính vì điều này, Facebook lại có thêm một “cái cớ” để phát triển một News Feed thứ 2, tạm gọi đó là Nguồn cấp khám phá (Explore Feed).

Liệu Facebook có sắp triệt đường phát triển của các fanpage trên News Feed? ảnh 1

Lí giải đơn giản, Explore Feed là nơi Facebook sẽ cập nhật những thông tin của các Page, song sẽ ưu tiên hiển thị những bài viết có sức hấp dẫn với người dùng, có tính tương tác cao, chủ yếu tập trung vào Video sáng tạo, hài hước, giải trí và các quảng cáo từ các Trang dành riêng cho Nguồn cấp khám phá. Explore Feed hiện nay đã có thể dễ dàng khám phá từ ứng dụng Facebook trên điện thoại và trên máy tính.

Liệu Facebook có sắp triệt đường phát triển của các fanpage trên News Feed? ảnh 2

Nguồn cấp khám phá (Explore Feed) trên ứng dụng Facebook dành cho điện thoại.

Trước đây, tính năng này với biểu tượng tàu vũ trụ trên Facebook chỉ được thử nghiệm bởi số lượng ít người dùng mobile. Giờ đây, nó đã được triển khai trên cả phiên bản web. Bên cạnh ưu điểm gợi ý những nội dung hấp dẫn cho người dùng, nhược điểm lớn nhất của Explore Feed đó là nó gợi ý một số trang mà người dùng có thể không thực sự quan tâm, ảnh hưởng đến trải nghiệm khó chịu không mong muốn.

Hầu hết những người làm Facebook marketing đều đang hoang mang với các luồng thông tin, Facebook sẽ không hiển thị nội dung của Page trên News Feed truyền thống nữa (đối với những bài viết không quảng cáo), chỉ khi nào những thông tin này được chi tiền cho quảng cáo thì mới được hiển thị. Trước thông tin này, Facebook cũng vừa đăng tải thông tin để xác minh và cung cấp thêm thông tin trấn an người dùng thông qua kênh truyền thông Facebook Media.

Liệu Facebook có sắp triệt đường phát triển của các fanpage trên News Feed? ảnh 3

Cụ thể, Facebook đang thử nghiệm sự hài lòng trong trải nghiệm của người dùng đối với 2 nguồn cấp tin tức trên kênh của họ: thứ nhất là thông tin dành riêng cho bạn bè, gia đình (News Feed) và thứ 2 là thông tin đến từ các kênh Fanpage (Explore Feed). Điều này dẫn đến việc các bài post của Page trên News Feed sẽ giảm dần để người dùng có thói quen khai thác thông tin từ các Page thông qua Nguồn cấp khám phá.

Cụ thể hơn nữa thì theo Adam Mosseri, Head of News Feed của Facebook cho biết: “Facebook sẽ thử nghiệm một số video, bài đăng trên trang để tìm hiểu xem người dùng có hài lòng hình thức nguồn cấp như vậy không. Hiện tại, Facebook thử nghiệm tại 6 thị trường gồm Sri Lanka, Bolivia, Slovakia, Serbia, Guatemala và Campuchia và chưa có kế hoạch triển khai thử nghiệm ở quy mô rộng hơn”.

Liệu Facebook có sắp triệt đường phát triển của các fanpage trên News Feed? ảnh 4

Facebook thông báo về việc thử nghiệm Explore Feed tại 6 quốc gia. Nguồn: Facebook Media.

Mặc dù vậy, người dùng Facebook cũng có cơ sở để quan ngại về vấn đề này và đặt ra nhiều giả thuyết, giả thuyết được quan tâm nhiều nhất thông tin đó là nội dung được sản xuất trên Fanpage hiện đã ít xuất hiện trên News Feed người dùng. Công bằng mà nói, những người làm Facebook marketing đều thấy rõ “tham vọng” của Facebook trong việc mở rộng các “vùng đất kiếm tiền” từ hệ sinh thái quảng cáo của mạng xã hội này, bởi Facebook cũng từng thừa nhận họ đang “khan đất” để đặt quảng cáo của các nhà quảng cáo. Tuy nhiên, nếu như Facebook phát triển sản phẩm dựa trên hành vi, sở thích và hướng đến sự trải nghiệm thực thụ cho cộng đồng của mình, thì đây có thể được xem là một sản phẩm đáng được đón nhận. Chỉ là, Facebook có dành sự công bằng cho cả News FeedExplore Feed hay không mà thôi. 

HÙNG CƯỜNG TRẦN

Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả

Theo oscartranads.com
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

HHT - Sau khi đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh, cơn bão số 2 (Prapiroon) nhanh chóng giảm cấp, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Áp thấp nhiệt đới này vẫn sẽ gây mưa diện rộng ở miền Bắc nước ta, có những nơi mưa to đến rất to. Mưa sẽ kéo dài đến hôm nào ở miền Bắc nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng?
Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

HHT - Sáng nay 23/7, bão số 2 (bão Prapiroon) đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh nước ta trước khi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Vậy là chuỗi ngày không có bão đổ bộ ở nước ta đã dừng lại ở con số 646 ngày. Chuỗi hơn 600 ngày không có bão đổ bộ lần này, thật kỳ lạ, lại có những điểm trùng hợp với 2 chuỗi ngày không có bão trước đây.
Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

HHT - Cơn bão số 2 (bão Prapiroon) không chỉ có đường đi phức tạp hơn dự báo, mà về cường độ, nó cũng mạnh hơn các dự báo ban đầu. Khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc), sức gió của bão số 2 lên tới 100 km/h, gió giật hơn 130 km/h. Một người dân ở đây đã ghi được video gió dữ dội vào thời điểm bão đổ bộ nơi này.
Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

HHT - Cơn bão số 2 (Prapiroon) không phải là cơn bão duy nhất đang hoạt động trong khu vực. Mà ở phía Nam - Đông Nam của Đài Loan (Trung Quốc) còn đang có một cơn bão khác, mạnh hơn, là bão Gaemi. Trong trường hợp nào thì 2 cơn bão này có thể gây ra hiệu ứng bão kép (bão đôi), và hiệu ứng đó là thế nào?