Lộ diện loài robot siêu nhỏ chỉ nhẹ… que tăm, có thể bay được

Lộ diện loài robot siêu nhỏ chỉ nhẹ… que tăm, có thể bay được
HHT - Với trọng lượng chỉ nặng hơn một chút so với cây tăm, các kỹ sư tại Đại học Washington (Mỹ) đã tạo ra một bước đột phá mới trong việc chế tạo robot tí hon.

Tên của loại robot đặc biệt mới được giới thiệu là RoboFly. Đúng như cái tên của mình, loại robot này còn có có thể bay được. Mặc dù hiện tại nó mới chỉ có thể bay lên và hạ xuống đơn giản, chưa thể bay vòng quanh hoặc thực hiện các đường bay phức tạp nhưng các nhà khoa học cho biết khả năng này sẽ sớm được cập nhật trong thời gian tới.

Lộ diện loài robot siêu nhỏ chỉ nhẹ… que tăm, có thể bay được ảnh 1

Trước đó, các loại robot nhỏ như côn trùng đã từng được phát triển nhưng đây là lần đầu tiên một robot siêu nhỏ có thể bay được giới thiệu.

Một trong những hạn chế của các loại robot cực nhỏ không thể bay được còn do một yếu tố chính là do bộ cánh nếu được tích hợp sẽ có cả dây dẫn quá nặng để robot có thể bay được.

Khắc phục được điểm này, loại RoboFly của các kỹ sư điện tử từ Đại học Washington được tích hợp một công nghệ mới giúp chuyển đổi năng lượng tia laser thành điện năng để hai cánh của robot có thể bay được. Đây chính là ưu điểm giúp RoboFly giảm thiểu được khá nhiều trọng lượng riêng của mình khi bay lên.

Lộ diện loài robot siêu nhỏ chỉ nhẹ… que tăm, có thể bay được ảnh 2

“Trước đây, khái niệm robot bay với bộ cánh được kết nối không dây dường như chỉ có trong các bộ phim khoa học viễn tưởng. Nhưng chúng tôi đã làm được. Để hoàn thiện hoàn toàn các tính năng cả RoboFly, chúng tôi cần 5 năm.

Loại robot này sẽ giúp chúng ta có thể xâm nhập vào những khu vực mà các thiết bị bay lớn hơn không thể vào được. Đặc biệt là khả năng phát hiện rò rỉ khí mê tan”, phó giáo sư Sawyer Fuller, một thành viên trong nhóm phát triển Robofly cho biết.

PGS Sawyer Fuller cũng tiết lộ, các nhà khoa học đang phát triển tiếp để RoboFly có hệ thống cảm biến tiên tiến hơn giúp nó có thể tự điều hướng đường bay của mình dễ dàng hơn.

Hiện tại, các nhà khoa học vẫn sẽ tiếp tục hoàn thiện RoboFly để sớm đưa loại robot này được ứng dụng vào cuộc sống. Kích thước nhỏ, tính năng ưu việt và giá thành sản xuất rẻ hơn nhiều so với các loại máy bay không người lái giúp RoboFly có những ưu thế hơn so với các loại robot tí hon từng được phát triển.

Theo Dantri.com.vn
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

HHT - Sau khi đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh, cơn bão số 2 (Prapiroon) nhanh chóng giảm cấp, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Áp thấp nhiệt đới này vẫn sẽ gây mưa diện rộng ở miền Bắc nước ta, có những nơi mưa to đến rất to. Mưa sẽ kéo dài đến hôm nào ở miền Bắc nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng?
Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

HHT - Sáng nay 23/7, bão số 2 (bão Prapiroon) đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh nước ta trước khi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Vậy là chuỗi ngày không có bão đổ bộ ở nước ta đã dừng lại ở con số 646 ngày. Chuỗi hơn 600 ngày không có bão đổ bộ lần này, thật kỳ lạ, lại có những điểm trùng hợp với 2 chuỗi ngày không có bão trước đây.
Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

HHT - Cơn bão số 2 (bão Prapiroon) không chỉ có đường đi phức tạp hơn dự báo, mà về cường độ, nó cũng mạnh hơn các dự báo ban đầu. Khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc), sức gió của bão số 2 lên tới 100 km/h, gió giật hơn 130 km/h. Một người dân ở đây đã ghi được video gió dữ dội vào thời điểm bão đổ bộ nơi này.
Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

HHT - Cơn bão số 2 (Prapiroon) không phải là cơn bão duy nhất đang hoạt động trong khu vực. Mà ở phía Nam - Đông Nam của Đài Loan (Trung Quốc) còn đang có một cơn bão khác, mạnh hơn, là bão Gaemi. Trong trường hợp nào thì 2 cơn bão này có thể gây ra hiệu ứng bão kép (bão đôi), và hiệu ứng đó là thế nào?