Luật lệ kỳ lạ tại Philippines: Cấm dân buôn chuyện, tung tin đồn nhảm

Luật lệ kỳ lạ tại Philippines: Cấm dân buôn chuyện, tung tin đồn nhảm
HHT - Các nhà chức trách ở Binalonan, một thị trấn nhỏ cách Manila, Philippines khoảng 200 km về phía bắc, đã biến những tin đồn thành bất hợp pháp theo đúng luật của địa phương, nhằm ngăn chặn những tin đồn lan truyền trong cộng đồng.
Luật lệ kỳ lạ tại Philippines: Cấm dân buôn chuyện, tung tin đồn nhảm ảnh 1

Buôn chuyện với ai đó ở Binalonan có thể phải chịu hình phạt theo luật địa phương mới được đưa ra để yêu cầu mọi người chịu trách nhiệm về những gì mà họ nói. Những người buôn chuyện lần đầu có nguy cơ bị phạt 200 peso (80K) và ba giờ thu gom rác trên đường phố, trong khi những người vi phạm nhiều lần sẽ phải trả tới 20 đô la và tám giờ phục vụ cộng đồng. Luật pháp không nói rõ ràng về những gì đủ điều kiện là tin đồn, nhưng thị trưởng Ramon Guico đã trích dẫn những tin đồn về các mối quan hệ trong gia đình hay tình hình tài chính của ai đó có vấn đề như những ví dụ về việc phải chịu hình phạt.

Điều kỳ lạ là điều luật này không hề mới, nó đã được thi hành tại khu phố Moreno của Binalonan kể từ năm 2017. Nhiều cư dân ở đây đã bị phạt tới 500 peso (hơn 200K) và buộc phải dành hẳn một buổi chiều để thu gom rác chỉ vì buôn chuyện. Và sau đó, không ai bị xử phạt vì vi phạm lần thứ hai, vì chẳng ai muốn mình bị coi là người buôn chuyện.

Điều luật này được đưa ra đúng vào mùa Hè, thời điểm được cho là dễ dàng lan truyền những tin đồn, khi mà người dân thường tụ tập dưới bóng râm và nói về mọi thứ, như vợ chồng nhà ai bị cắm sừng, hay nhà ai đang lâm vào cảnh nợ nần.

Luật lệ kỳ lạ tại Philippines: Cấm dân buôn chuyện, tung tin đồn nhảm ảnh 2
Thị trấn Binalonan, Philippines

Thị trưởng thị trấn Binalonan, ông Ramon Guico cho rằng việc buôn chuyện chỉ “lãng phí thời gian”. Ông cũng nói rằng việc cấm buôn chuyện sẽ giúp làm tăng chất lượng cuộc sống tại thị trấn.

Thị trưởng 44 tuổi này nói với báo chí địa phương rằng luật mới không vi phạm quyền tự do ngôn luận, nhấn mạnh rằng nó nhằm mục đích bảo vệ các cư dân của cộng đồng khỏi bị vu khống. “Pháp lệnh này là để nhắc nhở mọi người rằng mọi điều nói ra phải được chịu trách nhiệm với tư cách cá nhân và là cư dân của nơi này. Chúng tôi muốn cho các thị trấn khác thấy rằng Binalonan luôn có những người tốt. Đó là một nơi an toàn và đáng sống” - Ramon Guico chia sẻ.

Theo Oddity Central
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

HHT - Sau khi đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh, cơn bão số 2 (Prapiroon) nhanh chóng giảm cấp, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Áp thấp nhiệt đới này vẫn sẽ gây mưa diện rộng ở miền Bắc nước ta, có những nơi mưa to đến rất to. Mưa sẽ kéo dài đến hôm nào ở miền Bắc nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng?
Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

HHT - Sáng nay 23/7, bão số 2 (bão Prapiroon) đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh nước ta trước khi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Vậy là chuỗi ngày không có bão đổ bộ ở nước ta đã dừng lại ở con số 646 ngày. Chuỗi hơn 600 ngày không có bão đổ bộ lần này, thật kỳ lạ, lại có những điểm trùng hợp với 2 chuỗi ngày không có bão trước đây.
Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

HHT - Cơn bão số 2 (bão Prapiroon) không chỉ có đường đi phức tạp hơn dự báo, mà về cường độ, nó cũng mạnh hơn các dự báo ban đầu. Khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc), sức gió của bão số 2 lên tới 100 km/h, gió giật hơn 130 km/h. Một người dân ở đây đã ghi được video gió dữ dội vào thời điểm bão đổ bộ nơi này.
Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

HHT - Cơn bão số 2 (Prapiroon) không phải là cơn bão duy nhất đang hoạt động trong khu vực. Mà ở phía Nam - Đông Nam của Đài Loan (Trung Quốc) còn đang có một cơn bão khác, mạnh hơn, là bão Gaemi. Trong trường hợp nào thì 2 cơn bão này có thể gây ra hiệu ứng bão kép (bão đôi), và hiệu ứng đó là thế nào?