Lý do quan trọng mà bạn nên luôn đóng nắp toilet trước khi giật nước

Lý do quan trọng mà bạn nên luôn đóng nắp toilet trước khi giật nước
HHT - Cảnh báo: Sau khi đọc, bạn có thể cảm thấy hơi… ghê người đấy!

Chúng ta đều biết việc giữ cho phòng tắm sạch sẽ là rất quan trọng.

Chúng ta cũng đều biết nên rửa tay sau khi đi vệ sinh.

Nhưng hóa ra còn một việc nữa mà chúng ta nên làm sau khi đi vệ sinh: Đó là đóng nắp toilet lại, trước khi xả nước.

Bởi nếu để nắp toilet mở thì cú xả nước của bạn sẽ tung ra một trận mưa vi khuẩn và virus bay khắp nơi trong phòng tắm.

Những vi sinh vật này có thể “hạ cánh” xuống bất kỳ đâu - bao gồm cả bàn chải của bạn.

Đúng, bạn hãy thử nghĩ đến thực tế này mà xem: Virus và vi khuẩn ở lại bàn chải của bạn, rồi vào miệng bạn mỗi lần bạn đánh răng. Hẳn bạn sẽ không bao giờ còn muốn để toilet mở mà xả nước nữa!

Đóng nắp toilet trước khi xả nước sẽ hạn chế được nhiều nguy cơ bệnh tật.

Charles P. Gerba, một giáo sư vi sinh học ở Đại học Arizona, nói: “Việc này gọi là hiệu ứng bình phun. Bạn sẽ có một cú phun rất mạnh từ toilet ra. Khi những giọt nước li ti bắn khỏi toilet, thì không khác gì pháo hoa đâu”.

Một người trung bình xả nước toilet 5-6 lần/ ngày, tức là khoảng 2.000 lần/ năm.

Và dù chúng ta có thể nghĩ rằng bọn vi sinh vật bị cuốn đi hết theo mỗi lần xả nước, thì thực tế không phải thế đâu nhé! Rất nhiều vi khuẩn sống sót được sau những cú xả nước đó, và sống ngay trong lòng toilet. Đồng thời, một nghiên cứu của Bệnh viện Leeds (Anh) cho thấy vi khuẩn có thể bay cao tới 25cm trong không khí.

Cho nên, ngoài việc đóng nắp toilet trước khi xả nước, bạn cũng nên chuyển bàn chải răng (và những đồ dùng vệ sinh khác) ra xa khỏi toilet.

Mà nếu bạn vẫn chưa sợ, thì hãy nhớ rằng việc mở nắp toilet khi xả nước có thể gây ra những bệnh nguy hiểm. Ví dụ, nếu loại vi sinh vật bay lung tung lại là nhóm norovirus thì sao? Nhóm này gây nhiễm trùng, với các triệu chứng đau bụng, nôn và tiêu chảy.

Cho nên, ngoài việc đóng nắp toilet trước khi xả nước, bạn cũng nên làm vệ sinh toilet thường xuyên (có thể thả những viên diệt khuẩn vào toilet), và lau sát trùng khu vực quanh toilet nữa nhé.

Theo THE SUN
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

HHT - Sau khi đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh, cơn bão số 2 (Prapiroon) nhanh chóng giảm cấp, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Áp thấp nhiệt đới này vẫn sẽ gây mưa diện rộng ở miền Bắc nước ta, có những nơi mưa to đến rất to. Mưa sẽ kéo dài đến hôm nào ở miền Bắc nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng?
Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

HHT - Sáng nay 23/7, bão số 2 (bão Prapiroon) đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh nước ta trước khi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Vậy là chuỗi ngày không có bão đổ bộ ở nước ta đã dừng lại ở con số 646 ngày. Chuỗi hơn 600 ngày không có bão đổ bộ lần này, thật kỳ lạ, lại có những điểm trùng hợp với 2 chuỗi ngày không có bão trước đây.
Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

HHT - Cơn bão số 2 (bão Prapiroon) không chỉ có đường đi phức tạp hơn dự báo, mà về cường độ, nó cũng mạnh hơn các dự báo ban đầu. Khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc), sức gió của bão số 2 lên tới 100 km/h, gió giật hơn 130 km/h. Một người dân ở đây đã ghi được video gió dữ dội vào thời điểm bão đổ bộ nơi này.
Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

HHT - Cơn bão số 2 (Prapiroon) không phải là cơn bão duy nhất đang hoạt động trong khu vực. Mà ở phía Nam - Đông Nam của Đài Loan (Trung Quốc) còn đang có một cơn bão khác, mạnh hơn, là bão Gaemi. Trong trường hợp nào thì 2 cơn bão này có thể gây ra hiệu ứng bão kép (bão đôi), và hiệu ứng đó là thế nào?