Mời bạn dự bữa tiệc Giáng sinh ở khắp nơi trên thế giới xem có gì khác nhau không nhé!

Mời bạn dự bữa tiệc Giáng sinh ở khắp nơi trên thế giới xem có gì khác nhau không nhé!
HHT - Vào ngày Giáng sinh, mọi người thường gửi thiệp, trao nhau những món quà hay chỉ đơn giản quây quần bên gia đình và bạn bè quanh một bàn đầy thức ăn ngon. Bạn có muốn tham dự các bữa tiệc Giáng sinh ở các nước trên thế giới không?

Ở nước Úc, Giáng sinh rơi vào đúng mùa Hè. Vì thế, các buổi tiệc đều diễn ra ở ngoài trời. Các gia đình thường tổ chức nướng thịt và ăn tối ở bên ngoài vào ngày lễ Giáng Sinh. Do thời tiết mùa Hè khá nóng nên mọi người thường thích ăn hải sản và thịt nguội. Sau bữa tiệc nướng thịnh soạn, món tráng miệng yêu thích thường là bánh pudding, bánh kem, trái cây tươi hoặc các loại nước uống mát lạnh.

Mời bạn dự bữa tiệc Giáng sinh ở khắp nơi trên thế giới xem có gì khác nhau không nhé! ảnh 1

Không phải là những bữa tiệc thịnh soạn, ở Nhật Bản, người dân thường ăn gà rán để mừng Giáng sinh. Mọi chuyện bắt đầu vào năm 1974, khi một thương hiệu gà rán ở Nhật tung ra chiến dịch tiếp thị rằng gà rán là món ăn lấy cảm hứng từ món gà trong tiệc Giáng sinh ở phương Tây. Vì thế, nhiều người đã đặt gà rán thay cho gà tây vì vào thời điểm đó rất khó để tìm mua gà tây ở Nhật.

Mời bạn dự bữa tiệc Giáng sinh ở khắp nơi trên thế giới xem có gì khác nhau không nhé! ảnh 2

Lễ Giáng sinh ở Philippines diễn ra dài nhất ở châu Á. Ngày lễ chính thức bắt đầu vào ngày 16 tháng 12 và kéo dài cho đến Năm mới. Các món ăn trong lễ Giáng sinh thường là những món ẩm thực đường phố là món bibingka và món puto bumbong. Hai món ăn này đều là bánh được làm từ gạo. Trong bữa ăn tối đêm Giáng Sinh, thực đơn thường là món thịt lợn rang, chân giò lợn muối, salad hoa quả, bánh flan, sô cô la nóng…

Mời bạn dự bữa tiệc Giáng sinh ở khắp nơi trên thế giới xem có gì khác nhau không nhé! ảnh 3

Bữa ăn Giáng Sinh ở nước Anh thường bắt đầu vào đầu giờ chiều. Bữa tiệc bao gồm gà tây hoặc ngỗng quay, ăn cùng với dăm bông, thịt lợn, khoai tây chiên, xúc xích và nước sốt. Truyền thống phổ biến tại Anh là sử dụng xương của gà tây để thể hiện điều ước. Hai người sẽ cùng nhau kéo xương cho đến khi xương vỡ ra. Người nào nắm giữ mảnh xương lớn hơn sẽ được quyền ước. Món tráng miệng là bánh pudding mận.

Mời bạn dự bữa tiệc Giáng sinh ở khắp nơi trên thế giới xem có gì khác nhau không nhé! ảnh 4

Tiệc Giáng sinh thường bắt đầu vào lúc nửa đêm tại nước Pháp. Giống như ở nước Anh, ngỗng hay gà tây quay là sự lựa chọn phổ biến. Chúng sẽ được nhồi hạt dẻ và nhiều thành phần khác rồi quay giòn. Tráng miệng là món bánh cuộn đầy kem bơ, được trang trí giống như một khúc cây.

Mời bạn dự bữa tiệc Giáng sinh ở khắp nơi trên thế giới xem có gì khác nhau không nhé! ảnh 5

Ở nước Ý, mọi người đều phải ăn chay trường 1 ngày trước lễ Giáng Sinh. Bữa tối đêm trước Giáng Sinh không có thịt mà chủ yếu là cá. Món đầu tiên trong một bữa tiệc Giáng Sinh là mì cùng pho mát, nước sốt, thịt, rau quả hoặc là mì Ý. Món thứ hai sẽ là bò nướng ăn cùng nhiều loại bơ, trái cây, kẹo. Món tráng miệng điển hình nhất trong ngày Giáng Sinh là kẹo Torrone, một loại kẹo gồm có mật ong, sô cô la hoặc quả hồ trăn.

Mời bạn dự bữa tiệc Giáng sinh ở khắp nơi trên thế giới xem có gì khác nhau không nhé! ảnh 6

Vào ngày lễ Giáng sinh, đại gia đình người dân tại đất nước Peru sẽ cùng nhau dùng bữa tối với gà tây nhồi thịt bò, đậu phộng và được trang trí với dứa tươi, anh đào. Ăn cùng là món khoai tây nướng và nước sốt táo. Món tráng miệng bao gồm bánh hạnh nhân nho khô và một tách sô cô la nóng ấm áp.

MID

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

HHT - Sau khi đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh, cơn bão số 2 (Prapiroon) nhanh chóng giảm cấp, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Áp thấp nhiệt đới này vẫn sẽ gây mưa diện rộng ở miền Bắc nước ta, có những nơi mưa to đến rất to. Mưa sẽ kéo dài đến hôm nào ở miền Bắc nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng?
Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

HHT - Sáng nay 23/7, bão số 2 (bão Prapiroon) đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh nước ta trước khi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Vậy là chuỗi ngày không có bão đổ bộ ở nước ta đã dừng lại ở con số 646 ngày. Chuỗi hơn 600 ngày không có bão đổ bộ lần này, thật kỳ lạ, lại có những điểm trùng hợp với 2 chuỗi ngày không có bão trước đây.
Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

HHT - Cơn bão số 2 (bão Prapiroon) không chỉ có đường đi phức tạp hơn dự báo, mà về cường độ, nó cũng mạnh hơn các dự báo ban đầu. Khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc), sức gió của bão số 2 lên tới 100 km/h, gió giật hơn 130 km/h. Một người dân ở đây đã ghi được video gió dữ dội vào thời điểm bão đổ bộ nơi này.
Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

HHT - Cơn bão số 2 (Prapiroon) không phải là cơn bão duy nhất đang hoạt động trong khu vực. Mà ở phía Nam - Đông Nam của Đài Loan (Trung Quốc) còn đang có một cơn bão khác, mạnh hơn, là bão Gaemi. Trong trường hợp nào thì 2 cơn bão này có thể gây ra hiệu ứng bão kép (bão đôi), và hiệu ứng đó là thế nào?