Mọi thứ có thể tan chảy ở những nơi nóng nhất thế giới này

Mọi thứ có thể tan chảy ở những nơi nóng nhất thế giới này
HHT - Ở những nơi này, nhiệt độ không thể được theo dõi quanh năm bởi vì ngay cả thiết bị đo nhiệt cũng không thể chịu được sức nóng ở đó.
Mọi thứ có thể tan chảy ở những nơi nóng nhất thế giới này ảnh 1
Tirat Zvi, Israel. Tirat Zvi là một thung lũng ở Israel, phía tây biên giới Israel - Jordan. Nhiệt độ trung bình ở đây là 117 độ F (47,2 độ C), nhiệt độ kỷ lục từng đạt tới 129 độ F (53,8 độ C).
Mọi thứ có thể tan chảy ở những nơi nóng nhất thế giới này ảnh 2
Mali, Bắc Phi. Nằm giữa Niger và Mauritania, Mali có khoảng 15 triệu dân. Nhiệt độ ở Mali được cho là đạt tới 130 độ F (54,4 độ C) trong mùa nóng từ tháng 2 đến tháng 6.
Mọi thứ có thể tan chảy ở những nơi nóng nhất thế giới này ảnh 3
Kuwait là một quốc gia giáp với Arab Saudi và Iraq, được biết đến với nền kinh tế dựa chủ yếu vào dầu mỏ. Nhiệt độ ở Kuwait từng đạt đến đỉnh cao 129,9 độ F (54,4 độ C).
Mọi thứ có thể tan chảy ở những nơi nóng nhất thế giới này ảnh 4
Ahwaz, Iran. Được xây dựng trên bờ sông Kiran, Ahwaz là một thành phố "thiêu đốt" ở Iran. Nơi đây thường xảy ra bão bụi và bão cát, nhiệt độ thường đạt khoảng 122 độ F (50 độ C) và thậm chí có lần đạt tới 149 độ F (65 độ C).
Mọi thứ có thể tan chảy ở những nơi nóng nhất thế giới này ảnh 5
Kebili, Tunisia. Kebili có cảnh quan rất đẹp, phim 'Chiến tranh giữa các vì sao' từng được quay ở đây. Năm 1910, thời tiết ở Kebili đạt mức kỷ lục 131 độ F (55 độ C).
Mọi thứ có thể tan chảy ở những nơi nóng nhất thế giới này ảnh 6
Dasht-e Lut, Iran. “Dasht-e Lut” tiếng Ba Tư là“Sa mạc trống rỗng” và là sa mạc lớn thứ 25 trên thế giới. Nhiệt độ tại Dasht-e Lut đã từng đạt tới 159 độ F (70,5 độ C).
Mọi thứ có thể tan chảy ở những nơi nóng nhất thế giới này ảnh 7
Thung lũng Chết, Mỹ. Đúng như tên gọi của nó, thung lũng Chết rất nóng. Nằm trong sa mạc Mojave ở California, nhiệt độ ở đây rất khắc nghiệt. Nhiệt độ nóng nhất được ghi nhận là 134 độ F (56,7 độ C) đã được ghi nhận vào năm 1913.
Mọi thứ có thể tan chảy ở những nơi nóng nhất thế giới này ảnh 8
Ghadames, Libya. Là một thị trấn nhỏ có khoảng 10.000 người, nhiệt độ ở Ghadames cao nhất vào các tháng 6, 7 và tháng 8, có thể lên tới 131,1 độ F (55,05 độ C).
Mọi thứ có thể tan chảy ở những nơi nóng nhất thế giới này ảnh 9
Al’aziziah, Libya. Thị trấn nhỏ ở Tây Bắc Libya có nhiệt độ đạt đến con số 136 độ F (57,8 độ C) vào ngày 13/9/1922.
Mọi thứ có thể tan chảy ở những nơi nóng nhất thế giới này ảnh 10
Wadi Halfa, Sudan. Nằm ở phía Bắc Sudan, Wadi Halfa không chỉ là thành phố có lịch sử phong phú, mà còn là một trong những nơi nóng nhất trên trái đất. Vào tháng 4/1967, nhiệt độ ở đây tăng lên 127 độ F (52,7 độ C).
Theo vov.vn
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

HHT - Sau khi đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh, cơn bão số 2 (Prapiroon) nhanh chóng giảm cấp, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Áp thấp nhiệt đới này vẫn sẽ gây mưa diện rộng ở miền Bắc nước ta, có những nơi mưa to đến rất to. Mưa sẽ kéo dài đến hôm nào ở miền Bắc nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng?
Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

HHT - Sáng nay 23/7, bão số 2 (bão Prapiroon) đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh nước ta trước khi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Vậy là chuỗi ngày không có bão đổ bộ ở nước ta đã dừng lại ở con số 646 ngày. Chuỗi hơn 600 ngày không có bão đổ bộ lần này, thật kỳ lạ, lại có những điểm trùng hợp với 2 chuỗi ngày không có bão trước đây.
Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

HHT - Cơn bão số 2 (bão Prapiroon) không chỉ có đường đi phức tạp hơn dự báo, mà về cường độ, nó cũng mạnh hơn các dự báo ban đầu. Khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc), sức gió của bão số 2 lên tới 100 km/h, gió giật hơn 130 km/h. Một người dân ở đây đã ghi được video gió dữ dội vào thời điểm bão đổ bộ nơi này.
Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

HHT - Cơn bão số 2 (Prapiroon) không phải là cơn bão duy nhất đang hoạt động trong khu vực. Mà ở phía Nam - Đông Nam của Đài Loan (Trung Quốc) còn đang có một cơn bão khác, mạnh hơn, là bão Gaemi. Trong trường hợp nào thì 2 cơn bão này có thể gây ra hiệu ứng bão kép (bão đôi), và hiệu ứng đó là thế nào?