Một người có thể “đồng nhiễm” 2 biến thể SARS-CoV-2, điều này có thể gây ra hậu quả gì?

HHT - Các biến thể của SARS-CoV-2 với khả năng lây lan dễ dàng hơn, có thể gây tình trạng bệnh nặng hơn đang khiến các nhà khoa học lo lắng về đại dịch. Nhưng còn một vấn đề nữa cũng đang khiến các chuyên gia y tế căng thẳng: Bệnh nhân có thể “đồng nhiễm” 2 biến thể, tức là cùng lúc nhiễm 2 biến thể của loại virus này. Điều này có thể gây ra hậu quả gì?

Trên thế giới, có nhiều biến thể SARS-CoV-2 đã được phát hiện, trong đó phổ biến nhất là biến thể của Anh (B.1.1.7) mà nữ công nhân Hải Dương nhập cảnh Nhật Bản nhiễm (theo cơ quan y tế Nhật Bản nhận định). Mà mỗi biến thể của SARS-CoV-2 có thể có nhiều đột biến, tạo ra những đặc điểm khá khác với “phiên bản gốc” của virus. Và tình trạng “đồng nhiễm” 2 biến thể là có thể xảy ra.

Thật vậy, các nhà nghiên cứu ở Brazil đã báo cáo 2 trường hợp bệnh nhân nhiễm 2 biến thể SARS-CoV-2 cùng lúc. Cả hai người này đều không thuộc nhóm “nguy cơ cao”: Họ khá trẻ, mới hơn 30 tuổi, tình trạng sức khỏe không có gì phải đặc biệt lưu ý.

Một người có thể “đồng nhiễm” 2 biến thể SARS-CoV-2, điều này có thể gây ra hậu quả gì? ảnh 1

Nhiều nước đã ngừng các chuyến bay với những nước có nhiều ca nhiễm các biến thể mới, như Anh, Brazil, Nam Phi... Ảnh: AA.

Một trong hai người bị ho nhiều, người còn lại bị đau đầu, ho, đau họng. Tuy nhiên, cả hai đều phục hồi mà không phải nhập viện.

Các tác giả của nghiên cứu về “đồng nhiễm” 2 biến thể SARS-CoV-2 viết: “Chúng tôi là nhóm đầu tiên xác định 2 trường hợp độc lập đã đồng nhiễm cả biến thể B.1.1.28 (E484K) và một “dòng” nữa là B.1.1.248 hoặc B.1.91”.

Theo Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh (CDC) ở Mỹ thì biến thể của Brazil - P.1 - là một nhánh của “dòng” B.1.1.28.

Tuy 2 bệnh nhân nói trên đã phục hồi, nhưng nhóm các nhà nghiên cứu cảnh báo rằng, việc xảy ra hiện tượng “đồng nhiễm” này là rất đáng lo ngại, bởi nó có thể tạo điều kiện để các chủng virus mới nhanh chóng xuất hiện.

Một người có thể “đồng nhiễm” 2 biến thể SARS-CoV-2, điều này có thể gây ra hậu quả gì? ảnh 2

Các biến thể mới của SARS-CoV-2 đang đặt gánh nặng lớn hơn lên hệ thống y tế ở nhiều quốc gia. Trong ảnh là một nhân viên y tế ở Indonesia đang ngồi nghỉ giữa ca làm việc. Ảnh: JG Photo/ Yudha Baskoro.

Fernando Spilki, trưởng nhóm nghiên cứu, nhà virus học ở ĐH Feevale (Rio Grande do Sul, Brazil), nói với hãng Reuters: “Sự đồng nhiễm có thể tạo ra những kiểu kết hợp mới và những biến thể mới còn nhanh hơn những gì đã và đang xảy ra”.

Spilki nhấn mạnh, với việc SARS-CoV-2 có nhiều biến thể, thì việc 2 biến thể cùng có mặt trong cơ thể một bệnh nhân sẽ “mở ra thêm một con đường tiến hóa” cho loại virus mới này.

Không những vậy, sự đồng nhiễm thường phát sinh trong điều kiện môi trường có mức độ lây nhiễm cao. Do đó, một vòng luẩn quẩn “ác mộng” sẽ được tạo thành: Tình trạng lây nhiễm cộng đồng cao trong hoàn cảnh SARS-CoV-2 đã có nhiều biến thể dẫn đến đồng nhiễm, dẫn đến các biến thể kết hợp và biến đổi, dẫn đến nhanh chóng xuất hiện thêm những biến thể hoặc chủng mới, lại dẫn đến tình trạng lây nhiễm cộng đồng càng tăng cao.

Một người có thể “đồng nhiễm” 2 biến thể SARS-CoV-2, điều này có thể gây ra hậu quả gì? ảnh 3

Một phụ nữ (đồ bảo hộ màu trắng) đang khóc vì mất người thân do COVID-19. Ảnh: AP.

Dù sao, những gì chúng ta đã biết về các biến thể của SARS-CoV-2 vẫn còn rất ít, nên các nhà khoa học sẽ phải tiếp tục giám sát chặt chẽ và tìm hiểu về sự tiến hóa của con virus này, các tác giả nghiên cứu cho biết.

Một người có thể “đồng nhiễm” 2 biến thể SARS-CoV-2, điều này có thể gây ra hậu quả gì? ảnh 4
Theo (Theo nhiều nguồn tin)
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

HHT - Sau khi đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh, cơn bão số 2 (Prapiroon) nhanh chóng giảm cấp, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Áp thấp nhiệt đới này vẫn sẽ gây mưa diện rộng ở miền Bắc nước ta, có những nơi mưa to đến rất to. Mưa sẽ kéo dài đến hôm nào ở miền Bắc nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng?
Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

HHT - Sáng nay 23/7, bão số 2 (bão Prapiroon) đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh nước ta trước khi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Vậy là chuỗi ngày không có bão đổ bộ ở nước ta đã dừng lại ở con số 646 ngày. Chuỗi hơn 600 ngày không có bão đổ bộ lần này, thật kỳ lạ, lại có những điểm trùng hợp với 2 chuỗi ngày không có bão trước đây.
Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

HHT - Cơn bão số 2 (bão Prapiroon) không chỉ có đường đi phức tạp hơn dự báo, mà về cường độ, nó cũng mạnh hơn các dự báo ban đầu. Khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc), sức gió của bão số 2 lên tới 100 km/h, gió giật hơn 130 km/h. Một người dân ở đây đã ghi được video gió dữ dội vào thời điểm bão đổ bộ nơi này.
Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

HHT - Cơn bão số 2 (Prapiroon) không phải là cơn bão duy nhất đang hoạt động trong khu vực. Mà ở phía Nam - Đông Nam của Đài Loan (Trung Quốc) còn đang có một cơn bão khác, mạnh hơn, là bão Gaemi. Trong trường hợp nào thì 2 cơn bão này có thể gây ra hiệu ứng bão kép (bão đôi), và hiệu ứng đó là thế nào?