Mưa sao băng đẹp nhất năm, nhật thực một phần sẽ xuất hiện trong tháng 8

Mưa sao băng đẹp nhất năm, nhật thực một phần sẽ xuất hiện trong tháng 8
HHT - Những người yêu thiên văn sẽ có cơ hội quan sát nhật thực một phần, mưa sao băng và nhiều hiện tượng thú vị khác trên bầu trời trong tháng 8 này.

Hãy cùng điểm qua thời gian, địa điểm quan sát được 5 sự kiện thiên văn đáng mong đợi sẽ xảy ra trong tháng 8/2018 mà bạn không nên bỏ lỡ.

"Ấm trà vũ trụ" sẽ xuất hiện ngày 8/8

Mưa sao băng đẹp nhất năm, nhật thực một phần sẽ xuất hiện trong tháng 8 ảnh 1

Những ngôi sao trong chòm sao Nhân Mã sẽ tạo thành một nhóm sao có hình ấm trà trên bầu trời tối ngày 8/8. Nhóm sao ấm trà này hoàn chỉnh với tay cầm, nắp và vòi ấm.

Người yêu thiên văn hãy chiêm ngưỡng hiện tượng thú vị này ở chòm sao Nhân Mã nằm ở hướng nam. Đây là khu vực trung tâm và đông đúc nhất của dải Ngân Hà, cho nên bạn sẽ bắt gặp được rất nhiều thiên thể sáng và đẹp như các tinh vân hay cụm sao.

Nhật thực một phần ngày 11/8

Mưa sao băng đẹp nhất năm, nhật thực một phần sẽ xuất hiện trong tháng 8 ảnh 2
Nhật thực một phần tại thành phố Ngân Xuyên, Trung Quốc năm 2009.

Ngày 11/8, người dân khu vực Bắc Mỹ, châu Âu, Greenland, Iceland và châu Á sẽ có thể quan sát nhật thực một phần. Những địa điểm có thể thấy nhật thực một phần ngoạn mục nhất là các vùng hẻo lánh ở Nga và vùng đông bắc Trung Quốc.

Bắc Kinh là một trong những thành phố sẽ được chiêm ngưỡng sự kiện ngoạn mục nhất, 23% Mặt Trời bị che khuất; Hay tại thành phố Cáp Nhĩ Tân ở Trung Quốc, Mặt Trăng sẽ che khuất 37% Mặt Trời vài phút trước khi Mặt Trời lặn.

Mưa sao băng Perseid ngày 12/8

Mưa sao băng đẹp nhất năm, nhật thực một phần sẽ xuất hiện trong tháng 8 ảnh 3

Mưa sao băng Perseid được coi là một trong những trận mưa sao băng lớn nhất trong năm, Perseid thường có mật độ sao băng lên tới 60-100 vệt mỗi giờ. 

Khả năng quan sát mưa sao băng Perseid sẽ đặc biệt tốt trong năm nay vì đỉnh điểm của nó trùng với thời điểm trời tối, không trăng vào đêm 12/8 và rạng sáng 13/8.

Mặt Trăng gặp sao Hỏa ngày 22, 23/8

Mặt Trăng và sao Hỏa thẳng hàng.

Mặt Trăng sẽ kết hợp với hành tinh đỏ trong hai đêm trên bầu trời phía nam, tạo ra khung cảnh đẹp, cơ hội tuyệt vời cho người yêu thiên văn ghi lại bức ảnh đẹp. 

Người yêu thiên văn có cơ hội chiêm ngưỡng cơn bão bụi đang hoành hành trên khắp hành tinh đỏ trong hơn hai tháng nay. Hãy xem liệu màu của sao Hỏa vẫn còn vàng do bầu không khí đầy bụi hay đã trở lại màu đỏ cam bình thường.

Sao Thủy xuất hiện ngày 26/8

Chúng ta có cơ hội chiêm ngưỡng Sao Thủy, hành tinh nhỏ nhất và gần Mặt Trời nhất trong 8 hành tinh thuộc hệ Mặt Trời vào ngày 26/8.

Sao Thủy sẽ xuất hiện ở bầu trời phía đông khoảng 45 phút trước khi Mặt Trời mọc. Các chuyên gia cho biết có thể dễ dàng trông thấy hành tinh này bằng mắt thường.

Theo Infonet.vn
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

HHT - Sau khi đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh, cơn bão số 2 (Prapiroon) nhanh chóng giảm cấp, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Áp thấp nhiệt đới này vẫn sẽ gây mưa diện rộng ở miền Bắc nước ta, có những nơi mưa to đến rất to. Mưa sẽ kéo dài đến hôm nào ở miền Bắc nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng?
Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

HHT - Sáng nay 23/7, bão số 2 (bão Prapiroon) đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh nước ta trước khi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Vậy là chuỗi ngày không có bão đổ bộ ở nước ta đã dừng lại ở con số 646 ngày. Chuỗi hơn 600 ngày không có bão đổ bộ lần này, thật kỳ lạ, lại có những điểm trùng hợp với 2 chuỗi ngày không có bão trước đây.
Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

HHT - Cơn bão số 2 (bão Prapiroon) không chỉ có đường đi phức tạp hơn dự báo, mà về cường độ, nó cũng mạnh hơn các dự báo ban đầu. Khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc), sức gió của bão số 2 lên tới 100 km/h, gió giật hơn 130 km/h. Một người dân ở đây đã ghi được video gió dữ dội vào thời điểm bão đổ bộ nơi này.
Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

HHT - Cơn bão số 2 (Prapiroon) không phải là cơn bão duy nhất đang hoạt động trong khu vực. Mà ở phía Nam - Đông Nam của Đài Loan (Trung Quốc) còn đang có một cơn bão khác, mạnh hơn, là bão Gaemi. Trong trường hợp nào thì 2 cơn bão này có thể gây ra hiệu ứng bão kép (bão đôi), và hiệu ứng đó là thế nào?