NASA phát hiện tiểu hành tinh sinh đôi cực hiếm có thể hủy hoại Trái Đất

NASA phát hiện tiểu hành tinh sinh đôi cực hiếm có thể hủy hoại Trái Đất
HHT - Đây là một tiểu hành tinh sinh đôi rất lạ lùng trong vũ trụ. Nếu va chạm với Trái Đất thì sức hủy hoại "nhân đôi" của nó là cực lớn.

Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ (NASA) mới chụp được bức ảnh rõ nhất của một “hành tinh đôi”, được tạo ra bởi hai thiên thạch xoay quanh nhau.

“Tiểu hành tinh sinh đôi” này được gọi là 2017 YE5, gồm một thiên thạch tương đối sáng, và một “anh em sinh đôi” tăm tối hơn.

Hai thiên thạch này có kích thước gần như bằng nhau, và đây là điều cực kỳ hiếm. Cho đến nay, đây mới chỉ là lần thứ tư chúng ta phát hiện ra một “hành tinh đôi” với hai nửa có kích thước bằng nhau ở gần Trái Đất.

Mặc dù 2017 YE5 được đưa vào dạng “có tiềm năng phá hủy”, nhưng hiện nay, nó không trên đường va chạm với Trái Đất. Nhưng nếu nó có va chạm, thì chắc chắn chúng ta sẽ biết đấy!

Bức ảnh rõ nhất mà NASA chụp được hành tinh đôi 2017 YE5.

Mỗi nửa của hành tinh đôi này có đường kính khoảng 900m. Nếu chỉ một trong hai thiên thạch đó va vào hành tinh của chúng ta, nó sẽ quét sạch một thành phố, giết chết hàng triệu người và hủy hoại trên phạm vi lục địa.

Còn nếu cả hai nửa của nó cùng lao vào Trái Đất, thì tất nhiên, khả năng hủy hoại sẽ tăng gấp đôi và rất nhiều loài trên Trái Đất, bao gồm cả loài người, có thể sẽ phải rất vất vả để sống sót.

Thật may là chúng ta sẽ không phải nghĩ đến sự việc này trong gần hai thế kỷ nữa.

Vào ngày 21/6 vừa rồi, 2017 YE5 đã đến mức gần Trái Đất nhất trong ít nhất là 170 năm nữa. Lúc ấy, nó cách “ngôi nhà của nhân loại” khoảng 3,7 triệu dặm (gần 6 triệu km).

Thực tế, các nhà thiên văn học có thể dễ dàng nhìn thấy những thiên thạch đủ lớn tới mức tiêu diệt cả loài người. Nhưng những thiên thạch nhỏ ở mức có thể quét sạch một thành phố thì chỉ có thể được “dò” ra trong vòng vài tiếng hoặc vài ngày trước khi chúng đâm vào Trái Đất.

Chỉ vừa tháng trước, một thiên thạch nhỏ đã nhắc nhở về sự nhỏ bé của chúng ta khi đội Phòng vệ Hành tinh của NASA phát hiện ra nó chỉ vài tiếng trước khi nó lao vào Trái Đất, tạo ra một quả cầu lửa khổng lồ trên bầu trời Botswana ở châu Phi.

Theo METRO
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

HHT - Sau khi đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh, cơn bão số 2 (Prapiroon) nhanh chóng giảm cấp, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Áp thấp nhiệt đới này vẫn sẽ gây mưa diện rộng ở miền Bắc nước ta, có những nơi mưa to đến rất to. Mưa sẽ kéo dài đến hôm nào ở miền Bắc nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng?
Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

HHT - Sáng nay 23/7, bão số 2 (bão Prapiroon) đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh nước ta trước khi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Vậy là chuỗi ngày không có bão đổ bộ ở nước ta đã dừng lại ở con số 646 ngày. Chuỗi hơn 600 ngày không có bão đổ bộ lần này, thật kỳ lạ, lại có những điểm trùng hợp với 2 chuỗi ngày không có bão trước đây.
Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

HHT - Cơn bão số 2 (bão Prapiroon) không chỉ có đường đi phức tạp hơn dự báo, mà về cường độ, nó cũng mạnh hơn các dự báo ban đầu. Khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc), sức gió của bão số 2 lên tới 100 km/h, gió giật hơn 130 km/h. Một người dân ở đây đã ghi được video gió dữ dội vào thời điểm bão đổ bộ nơi này.
Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

HHT - Cơn bão số 2 (Prapiroon) không phải là cơn bão duy nhất đang hoạt động trong khu vực. Mà ở phía Nam - Đông Nam của Đài Loan (Trung Quốc) còn đang có một cơn bão khác, mạnh hơn, là bão Gaemi. Trong trường hợp nào thì 2 cơn bão này có thể gây ra hiệu ứng bão kép (bão đôi), và hiệu ứng đó là thế nào?