Ngọn tháp đảo ngược dưới lòng đất ở Bồ Đào Nha

Ngọn tháp đảo ngược dưới lòng đất ở Bồ Đào Nha
HHT - Lâu đài Quinta da Regaleira ở Bồ Đào Nha sở hữu cặp giếng nổi tiếng, thường được gọi là Khai tâm hoặc tháp đảo ngược.
Ngọn tháp đảo ngược dưới lòng đất ở Bồ Đào Nha ảnh 1
Ảnh: Pinterest.

Lâu đài Quinta da Regaleira ở trung tâm thị trấn lịch sử Sintra, Bồ Đào Nha, là điểm đến đón hàng nghìn du khách đổ về mỗi năm. Được công nhận là Di sản Thế giới, lâu đài sở hữu kiến trúc độc đáo, kết hợp giữa phong cách Gothic, Ai Cập, Morocco và Phục Hưng.

Ngọn tháp đảo ngược dưới lòng đất ở Bồ Đào Nha ảnh 2
 Ảnh: Tportal.

Tòa lâu đài sở hữu 2 giếng nước nổi tiếng hấp dẫn du khách. Giếng sâu gần 27 m dưới mặt đất nhưng không có nước. Cầu thang xoắn được xây dựng theo đường trôn ốc, đưa du khách xuống tận đáy. Từ miệng giếng nhìn xuống, bạn có cảm giác như đang đứng giữa một tòa tháp ngược.

Ngọn tháp đảo ngược dưới lòng đất ở Bồ Đào Nha ảnh 3
Ảnh: Flickr.

Afonso Henriques, vị vua đầu tiên của Bồ Đào Nha, đã xây dựng lâu đài Quinta da Regaleira tại Sintra để cư trú trong mùa hè. Tuy nhiên, hầu hết kiến trúc đã bị phá hủy do trận động đất năm 1755. Quinta da Regaleira sau đó đã qua tay nhiều chủ sở hữu.

Ngọn tháp đảo ngược dưới lòng đất ở Bồ Đào Nha ảnh 4
Ảnh: Grownup Travels.

Đến năm 1904, Antonio Augusto Carvalho Monteiro, nhà côn trùng học giàu có người Bồ Đào Nha đã mua lại khu đất này và biến nó trở thành cung điện độc đáo được trang trí những hình chạm khắc liên quan đến hội Tam Điểm. Đây là hội hoạt động bí ẩn trên thế giới, gồm nhiều thành viên nổi tiếng như nhà lãnh đạo chính trị và quân sự Mỹ George Washington, Thủ tướng Anh Winston Churchill, nhà soạn nhạc Mozart

Ngọn tháp đảo ngược dưới lòng đất ở Bồ Đào Nha ảnh 5
Ảnh: Julie Dawn Fox in Portugal.

Giếng được gọi với cái tên Khai tâm, là nơi diễn ra các nghi lễ sơ khai của hội Tam Điểm. Đáy giếng có một chiếc la bàn đặt trên cây thánh giá hình chữ thập tượng trưng cho sự sống và cái chết của hội Tam điểm ở trung tâm. Khu vực xung quanh lâu đài có các hồ nước, hang động, ghế đá, đài phun nước, hệ thống đường hầm nối liền với 2 giếng xoắn ốc.

Ngọn tháp đảo ngược dưới lòng đất ở Bồ Đào Nha ảnh 6
Ảnh: Pinterest.

Giếng lớn có 9 tầng, gợi liên tưởng đến tác phẩm Thần khúc của nhà thơ Dante (người Italy) về 9 vòng tròn địa ngục, 9 phần luyện ngục, 9 bầu trời tạo nên thiên đường. Giếng nhỏ hơn còn gọi là "giếng chưa hoàn thiện" chứa loạt cầu thang kết nối các tầng có dạng vòng tròn với nhau. 

Theo news.zing.vn
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

HHT - Sau khi đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh, cơn bão số 2 (Prapiroon) nhanh chóng giảm cấp, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Áp thấp nhiệt đới này vẫn sẽ gây mưa diện rộng ở miền Bắc nước ta, có những nơi mưa to đến rất to. Mưa sẽ kéo dài đến hôm nào ở miền Bắc nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng?
Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

HHT - Sáng nay 23/7, bão số 2 (bão Prapiroon) đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh nước ta trước khi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Vậy là chuỗi ngày không có bão đổ bộ ở nước ta đã dừng lại ở con số 646 ngày. Chuỗi hơn 600 ngày không có bão đổ bộ lần này, thật kỳ lạ, lại có những điểm trùng hợp với 2 chuỗi ngày không có bão trước đây.
Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

HHT - Cơn bão số 2 (bão Prapiroon) không chỉ có đường đi phức tạp hơn dự báo, mà về cường độ, nó cũng mạnh hơn các dự báo ban đầu. Khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc), sức gió của bão số 2 lên tới 100 km/h, gió giật hơn 130 km/h. Một người dân ở đây đã ghi được video gió dữ dội vào thời điểm bão đổ bộ nơi này.
Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

HHT - Cơn bão số 2 (Prapiroon) không phải là cơn bão duy nhất đang hoạt động trong khu vực. Mà ở phía Nam - Đông Nam của Đài Loan (Trung Quốc) còn đang có một cơn bão khác, mạnh hơn, là bão Gaemi. Trong trường hợp nào thì 2 cơn bão này có thể gây ra hiệu ứng bão kép (bão đôi), và hiệu ứng đó là thế nào?