Người dùng Instagram và Facebook sắp tới có thể nhắn tin được cho nhau

HHT - Nếu làm điều này, người dùng Instagram sẽ có thể liên lạc với người dùng Facebook hiện chưa có Instagram. Tương tự, người dùng Messenger cũng có thể trò chuyện với bạn bè chỉ có Instagram.

Facebook sẽ bắt đầu bằng việc tích hợp tính năng nhắn tin của Messenger vào ứng dụng trò chuyện trong ứng dụng của Instagram, bao gồm cả khả năng gửi tin nhắn giữa hai ứng dụng này. Facebook bắt đầu thử nghiệm tính năng này vào hồi đầu mùa Hè năm nay song mới đây khẳng định sẽ cập nhật nó tới toàn bộ người dùng trong một vài tháng tới.

Người dùng Instagram và Facebook sắp tới có thể nhắn tin được cho nhau ảnh 1

Với thay đổi này, người dùng Instagram sẽ được hướng dẫn thực hiện cập nhật để “có một trải nghiệm nhắn tin mới trên Instagram”. Nếu làm điều này, người dùng Instagram sẽ có thể liên lạc với người dùng Facebook hiện chưa có Instagram. Tương tự, người dùng Messenger cũng có thể trò chuyện với bạn bè chỉ có Instagram.

Trong buổi họp báo giới thiệu sản phẩm, Facebook liên tục nhấn mạnh rằng bản cập nhật lần này không hợp nhất tài khoản Instagram và Facebook hay kết hợp “hộp thư” (inbox) của chúng lại với nhau. Nếu dùng cả hai ứng dụng, người dùng vẫn có thể gửi và nhận tin nhắn hoàn toàn độc lập. Facebook đồng thời cho phép người dùng kiểm soát vấn đề họ có muốn nhận tin nhắn từ những người không dùng Instagram trên Instagram hay không hoặc tương tự đối với Facebook.

Người dùng Instagram và Facebook sắp tới có thể nhắn tin được cho nhau ảnh 2

Loredena Crisan, Phó Chủ tịch phụ trách thiết kế sản phẩm Messenger so sánh thay đổi nói trên với việc làm cho tính năng nhắn tin của Facebook giống với hoạt động gửi email hơn. “Tương tự như cách bạn có thể trò chuyện với tài khoản Gmail nếu bạn có tài khoản Yahoo, các tài khoản của chúng tôi cũng có thể giao tiếp với nhau như vậy qua một giao thức chung là Messenger”, Crisan nói.

Cập nhật mới cũng mang đến nhiều thay đổi cho tính năng trò chuyện trong ứng dụng xủa Instagram. Lúc này, người dùng Instagram có thể chuyển tiếp tin nhắn, bổ sung các phản ứng (reaction) cảm xúc trong ứng dụng hoặc đặt tin nhắn vào chế độ tự huỷ.

Người dùng Instagram và Facebook sắp tới có thể nhắn tin được cho nhau ảnh 5
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

HHT - Sau khi đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh, cơn bão số 2 (Prapiroon) nhanh chóng giảm cấp, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Áp thấp nhiệt đới này vẫn sẽ gây mưa diện rộng ở miền Bắc nước ta, có những nơi mưa to đến rất to. Mưa sẽ kéo dài đến hôm nào ở miền Bắc nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng?
Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

HHT - Sáng nay 23/7, bão số 2 (bão Prapiroon) đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh nước ta trước khi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Vậy là chuỗi ngày không có bão đổ bộ ở nước ta đã dừng lại ở con số 646 ngày. Chuỗi hơn 600 ngày không có bão đổ bộ lần này, thật kỳ lạ, lại có những điểm trùng hợp với 2 chuỗi ngày không có bão trước đây.
Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

HHT - Cơn bão số 2 (bão Prapiroon) không chỉ có đường đi phức tạp hơn dự báo, mà về cường độ, nó cũng mạnh hơn các dự báo ban đầu. Khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc), sức gió của bão số 2 lên tới 100 km/h, gió giật hơn 130 km/h. Một người dân ở đây đã ghi được video gió dữ dội vào thời điểm bão đổ bộ nơi này.
Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

HHT - Cơn bão số 2 (Prapiroon) không phải là cơn bão duy nhất đang hoạt động trong khu vực. Mà ở phía Nam - Đông Nam của Đài Loan (Trung Quốc) còn đang có một cơn bão khác, mạnh hơn, là bão Gaemi. Trong trường hợp nào thì 2 cơn bão này có thể gây ra hiệu ứng bão kép (bão đôi), và hiệu ứng đó là thế nào?