Những cách bảo vệ môi trường 365 ngày trong một năm siêu đơn giản mà hiệu quả!

Những cách bảo vệ môi trường 365 ngày trong một năm siêu đơn giản mà hiệu quả!
HHT - Chủ đề của ngày Môi trường thế giới năm nay “Giải quyết ô nhiễm nhựa và nilon”. Hãy bảo vệ môi trường của chúng mình 365 ngày trong một năm nhé!

Nói không với túi nilon

Trong cuộc sống hằng ngày, khi bạn đi mua bất kì thứ gì thì đều kèm theo một chiếc túi nilon to hoặc nhỏ. Bạn thử tưởng tượng lượng túi mà mỗi người sử dụng trong 1 năm sẽ lớn đế mức nào. Khi ở môi trường tự nhiên, một chiếc túi nilon phải mất 200 đến 500 năm mới phân hủy gây nên hiện tượng ô nhiễm nặng nề. Vì thế, để hạn chế tối đa việc sử dụng túi nilon, chúng mình hãy trang bị cho bản thân một chiếc túi vải. Mỗi khi đi mua sắm, bạn hãy mang theo chiếc túi này và dùng để đựng những món đồ mà mình đã mua. Mỗi khi túi bẩn bạn có thể giặt chúng để có thể sử dụng được cho những lần mua sắm tiếp theo. Gần đây, một số quán trà sữa cũng đã bán hoặc tặng những chiếc quai đeo bằng vải dùng để đựng cốc trà sữa. Đây cũng là một cách hạn chế sử dụng túi nilon. Ngoài ra, mỗi khi đi siêu thị, bạn hãy nhắc mẹ mua những chiếc túi nilon đựng rác có thể tái chế được. Gần đây, một chú cá voi hoa tiêu tại miền nam Thái Lan đã bị chết vì nuốt phải 80 chiếc túi nilon với khối lượng lên đến 8kg. Những chiếc túi nilon trôi nổi dưới biển khiến cá voi tưởng đó là những con mực - món ăn yêu thích của chúng. Dần dần, số lượng túi nilon trong dạ dày chúng tăng lên và dẫn đến cái chết cho nhiều sinh vật biển.

Những cách bảo vệ môi trường 365 ngày trong một năm siêu đơn giản mà hiệu quả! ảnh 1

Chai nhựa cũng cần hạn chế sử dụng

Mỗi khi đi chơi hay đi học, bạn có thể dễ dàng mua một chai nước mát ngay trên đường. Sự tiện lợi đó khiến chúng mình không để ý tới những chiếc vỏ chai chất đống trong những thùng rác công cộng. Cũng giống như túi nilon, vỏ chai nhựa cần 700 đến 1000 năm để phân hủy hoàn toàn. Chúng mình hãy hạn chế sử dụng chai nhựa bằng cách sắm cho mình một chiếc bình đựng nước xinh xắn, đổ đầy nước và mang theo mỗi khi đi học hoặc đi ra ngoài đường. Khi khát bạn sẽ có nước để uống ngay lập tức mà không cần đi mua. Mới đầu, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy phiền phức nhưng hãy nghĩ đến tác dụng của nó đối với môi trường sống của chính bạn và gia đình. Ngoài việc hạn chế sử dụng, bạn còn có thể tái sử dụng những chiếc chai nhựa đã dùng. Dùng nó để đựng những đồ vật khác hoặc biến hóa chúng thành chậu cây hay lọ đựng bút.

Hạn chế sử dụng cả những đồ vật bằng nhựa nhỏ

Bạn đã nhìn thấy hình ảnh chú rùa đau đón vì bị một chiếc ống hút nhựa cắm ngập trong mũi chưa? Đó chính là những chiếc ống hút nhựa mà chúng mình để hút trà sữa, nước ngọt hay các loại sinh tố đấy. Bạn có thể hạn chế việc sử dụng ống hút bằng cách dùng các loại ống hút bằng giấy, tre hoặc sắt. Nếu những chiếc ống hút này khó tìm thì bạn hoàn toàn có thể tái chế chiếc ống hút nhựa mà mình hay sử dụng. Hãy mang chúng về nhà, rửa sạch và lau khô chúng để có thể sử dụng vào lần sau. Bớt được một chiếc ống hút sẽ bớt được một con vật bị mắc kẹt vào nó. Hãy rủ bạn bè mình cùng thực hiện để ống hút cũng trở thành một món đồ mà chúng mình sưu tập bạn nhé!

Những cách bảo vệ môi trường 365 ngày trong một năm siêu đơn giản mà hiệu quả! ảnh 2

Làm quen với việc phân loại rác

Hấu hết mọi thường thường để chung tất cả các loại rác thải vào một túi rồi vứt đi. Có một số loại rác có thể tái chế được, vì thế chúng mình nên phân loại chúng. Bạn sẽ bắt gặp rất nhiều thùng rác được chia làm 2 ngăn ở các không gian công cộng như phố đi bộ. Một bên sẽ dành cho rác thải hữu cơ, bên còn lại là cho rác thải vô cơ. Một số thùng rác sẽ có in tên các loại rác tương ứng với mỗi bên. Bạn hãy xem rác của mình là loại nào để cho vào bên đó.

Rác hữu cơ là các loại rác dễ phân hủy và có thể  đưa vào tái chế để đưa vào sử dụng cho việc chăm bón và làm thức ăn cho động vật như các loại rau, củ quả đã bị hư, thối, thức ăn còn thừa hoặc bị thiu, các loại thực vật,… Rác vô cơ là những loại rác không thể sử dụng được nữa cũng không thể tái chế được mà chỉ có thể xử lý bằng cách mang ra các khu chôn lấp rác thải. Đó là các loại bình thủy tinh vỡ, đồ da, đồ cao su, đồng hồ hỏng, băng đĩa nhạc, radio… không thể sử dụng. Rác tái chế là loại rác khó phân hủy như rác vô cơ nhưng có thể đưa vào tái chế để sử dụng nhằm mục đích phục vụ cho con người.  Thùng carton, sách báo cũ, các sản phẩm bằng giấy đã qua sử dụng, vỏ lon nước ngọt, lon bia, vỏ hộp trà, các loại ghế nhựa, chậu nhựa, quần áo và vải cũ… Ở nhiều nước trên thế giới, bạn sẽ bị phạt nếu không phân loại rác đúng. Hãy tập làm quen với các loại rác để có thể phân loại chúng thật dễ dàng. Bạn hãy sống xanh vì một môi trường thật xanh nhé!

MỚI - NÓNG
Dịp lễ 30/4 - 1/5, Hà Nội có nóng lên tới 41 độ C như ứng dụng thời tiết dự báo?
Dịp lễ 30/4 - 1/5, Hà Nội có nóng lên tới 41 độ C như ứng dụng thời tiết dự báo?
HHT - Nắng nóng sẽ diễn ra tại hầu hết các địa phương trên cả nước trong dịp nghỉ lễ, nếu có kế hoạch du lịch, vui chơi ngoài trời cần chú ý bảo vệ sức khỏe, tăng cường chống nắng tránh nguy cơ say nóng, đột quỵ. Thế nhưng liệu Hà Nội có nóng tới tận 41 độ C như dự báo của các ứng dụng thời tiết?

Có thể bạn quan tâm

Bầu trời Dubai bỗng chuyển màu xanh lá cây giữa mưa bão lịch sử, là hiện tượng gì?

Bầu trời Dubai bỗng chuyển màu xanh lá cây giữa mưa bão lịch sử, là hiện tượng gì?

HHT - Trong lúc mưa bão chưa từng có tiền lệ đang diễn ra, bầu trời ở thành phố Dubai (UAE) bỗng nhiên chuyển thành màu xanh lá cây và không khí dường như có một lớp bụi. Hình ảnh này khiến nhiều người sợ hãi, cho rằng trông giống như trong các bộ phim về thảm họa thiên nhiên. Vậy hiện tượng này được giải thích thế nào?
Vì sao độ ẩm cao gây cảm giác nóng hơn vào mùa Hè và lạnh hơn vào mùa Đông?

Vì sao độ ẩm cao gây cảm giác nóng hơn vào mùa Hè và lạnh hơn vào mùa Đông?

HHT - Thời tiết miền Bắc đang nóng và ẩm, chính độ ẩm cao lại khiến nhiệt độ cảm nhận thực tế ngoài trời cao hơn nhiệt độ không khí, tức là con người cảm thấy nóng hơn. Nhưng vào mùa Đông, độ ẩm cao ở miền Bắc lại gây cảm giác lạnh hơn. Tại sao cùng là độ ẩm cao mà lại tạo những hiệu ứng trái ngược như vậy?