Những đặc điểm kỳ lạ của bão số 2: Yếu đi rồi “hồi phục”, có thành mắt bão kép

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Bão số 2 (tên quốc tế là bão Doksuri, ở Philippines gọi là bão Egay) sau khi lướt qua Philippines đã đi vào Biển Đông, hướng đến Trung Quốc. Cơn bão này khiến các nhà khí tượng học cũng thấy ngạc nhiên vì cả cấu trúc lẫn hoạt động của nó.

Bão Doksuri đã có thời điểm mạnh lên thành siêu bão trước khi đi lướt qua Philippines. Khi vào Philippines, cơn bão mạnh này gây ngập lụt và lở đất trên diện rộng, khiến ít nhất 13 người thiệt mạng và 12 người bị thương, hơn 500.000 người bị ảnh hưởng, tính đến sáng nay, theo trang Inquirer của Philippines.

Đến sáng 28/7, Doksuri đã tiến vào bờ biển của Trung Quốc và nó có thể là một trong những cơn bão mạnh nhất trong lịch sử đổ bộ vào Trung Quốc, theo trang Yale Climate Connections.

Những đặc điểm kỳ lạ của bão số 2: Yếu đi rồi “hồi phục”, có thành mắt bão kép ảnh 1

Đường đi của bão Doksuri. Ảnh: CNN.

Hàng triệu người dọc theo bờ biển phía Đông Nam của Trung Quốc tối qua (27/7) đã phải chuẩn bị phòng chống bão. Theo Trung tâm Cảnh báo bão Liên hợp (JTWC) của Mỹ, bão Doksuri có sức gió duy trì khoảng 193 km/h vào đêm qua, tức là bão cấp 3.

Cơn bão này khiến các chuyên gia khí tượng cũng bất ngờ vì nó có quá trình “hồi phục” đáng ngạc nhiên. Sau khi yếu đi từ cấp 4 xuống thành cấp 1 lúc ở gần Philippines, bão Doksuri bắt đầu một hành trình phục hồi mạnh mẽ và lạ lùng, tăng cường độ nhanh chóng trên vùng nước ấm của Biển Đông. Điều này xảy ra giữa chu kỳ thay thế thành mắt bão (ERC), là một quá trình thường dẫn tới việc bão suy yếu. JTWC nhận xét: “Cơn bão này đã trải qua một sự biến đổi khó tin trong một khoảng thời gian rất ngắn”.

Những đặc điểm kỳ lạ của bão số 2: Yếu đi rồi “hồi phục”, có thành mắt bão kép ảnh 2

Ngập lụt ở Cagayan (Philippines) do bão Doksuri. Ảnh: Văn phòng Thông tin Tỉnh Cagayan.

Chưa hết, đặc điểm được cho là đáng kinh ngạc nhất của Doksuri chính là cấu trúc thành mắt bão kép, với một mắt bão nhỏ có bề ngang chỉ khoảng 8 km, một thành mắt bão phụ rộng hơn 160 km, ở giữa là một “hào nước”. “Hào nước” rộng khác thường này có thể đã khiến cho “lõi” trong cùng của Doksuri hoạt động như thể một cơn bão nhỏ hơn nhiều, và cũng cho phép nó mạnh lên nhanh hơn bình thường.

Đây là một video mưa to gió lớn ở Philippines do bão Doksuri:

Nguồn: Inquirer.

Những đặc điểm trên được cho là sẽ khiến Doksuri có phạm vi ảnh hưởng rất lớn. Trong phạm vi này sẽ có mưa to, gió mạnh gây nhiều thiệt hại, đặc biệt ở những vùng đông dân cư ở gần bờ biển Trung Quốc.

Vì bão Doksuri đi gần như thẳng lên theo hướng Tây Bắc nên theo dự báo hiện tại, nó sẽ không ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam mà chỉ gây ra sự thay đổi nhiệt độ ở phía Bắc nước ta.

Những đặc điểm kỳ lạ của bão số 2: Yếu đi rồi “hồi phục”, có thành mắt bão kép ảnh 6
Theo nhiều nguồn tin
MỚI - NÓNG
Có nên mở hé cửa hoặc cửa sổ khi có bão để giảm nguy cơ tốc mái, hư hại nhà cửa?
Có nên mở hé cửa hoặc cửa sổ khi có bão để giảm nguy cơ tốc mái, hư hại nhà cửa?
HHT - Trong khi bão số 3 (bão Yagi) đang đi sâu vào đất liền, trên các mạng xã hội, có một số người khuyên rằng khi có bão, nên mở hé cửa sổ hoặc để một cửa nào đó mở nhằm giảm áp suất không khí trong nhà, giúp giảm nguy cơ bị tốc mái, vỡ cửa sổ và các kiểu hư hại khác. Đây có phải là việc nên làm trong cơn bão không?

Có thể bạn quan tâm

Bão số 3 có khả năng đổ bộ vào những địa phương nào, Hà Nội có thể có gió cấp mấy?

Bão số 3 có khả năng đổ bộ vào những địa phương nào, Hà Nội có thể có gió cấp mấy?

HHT - Các mô hình dự báo của các cơ quan khí tượng lớn trên thế giới chưa có sự thống nhất về nơi mà bão số 3 (bão Yagi) có thể đổ bộ vào nước ta trong vài ngày tới. Vậy tổng hợp lại, những địa phương nào ở nước ta có thể là nơi bão số 3 đổ bộ? Ở Thủ đô Hà Nội, gió có thể mạnh đến cấp bao nhiêu?
Trùng hợp lạ giữa bão số 3 (Yagi) với một cơn bão đổ bộ nước ta đúng 10 năm trước

Trùng hợp lạ giữa bão số 3 (Yagi) với một cơn bão đổ bộ nước ta đúng 10 năm trước

HHT - Cơn bão số 3 (bão Yagi) được dự báo sẽ đổ bộ miền Bắc nước ta vào cuối tuần này, lúc đó là bão rất mạnh. Có một điều trùng hợp kỳ lạ là đúng 10 năm trước, có một cơn bão đổ bộ miền Bắc nước ta cũng vào tháng 9 Dương lịch với đường đi khá giống bão Yagi. 2 cơn bão này còn có những điểm giống nhau đáng ngạc nhiên nữa.