Những điều bình thường ở Trung Quốc nhưng khiến khách Tây thấy “sốc văn hóa”

Những điều bình thường ở Trung Quốc nhưng khiến khách Tây thấy “sốc văn hóa”
HHT - Sự khác biệt về phong tục tập quán khiến những điều tưởng như rất bình thường tại “quốc gia đông dân nhất thế giới” lại trở thành lạ lẫm trong mắt khách Tây.

Đám cưới ma

Trong khi nhiều du khách nước ngoài có thể thấy sốc, thì đám cưới ma là một phong tục từ lâu đời vẫn còn tồn tại ở một số vùng nông thôn tại Trung Quốc. Gọi là “đám cưới ma”, bởi đó là một cuộc hôn nhân được tổ chức giữa người còn sống với người đã khuất.

Những điều bình thường ở Trung Quốc nhưng khiến khách Tây thấy “sốc văn hóa” ảnh 1

Hủ tục này xuất phát từ quan niệm xưa kia của người Trung Quốc, khi một người chưa lập gia đình bất ngờ qua đời, họ cho rằng linh hồn đó có thể cô đơn khi ở thế giới bên kia. Bởi vậy, những người thân trong gia đình sẽ làm một “đám cưới ma” giúp con cháu không may đoản mệnh, có cuộc sống hôn nhân ở cõi vĩnh hằng.

Tục bó chân gót sen

Tục bó chân là một tập tục áp dụng cho người phụ nữ, từng tồn tại ở Trung Quốc trong khoảng thời gian dài hàng nghìn năm, trải qua nhiều triều đại phong kiến.

Những điều bình thường ở Trung Quốc nhưng khiến khách Tây thấy “sốc văn hóa” ảnh 2

Tập tục này xuất hiện đời nhà Tống, nhưng phổ biến nhất ở nhà Thanh. Hủ tục buộc người phụ nữ phải bó chân từ khi còn rất nhỏ, dẫn tới việc những ngón chân gẫy hoặc biến dạng vĩnh viễn. Đến năm 1949, hủ tục này bị nghiêm cấm. Tới cuối năm 1960, gần như phong tục này bị chấm dứt. Ngày nay, du khách vẫn có thể nhìn thấy chứng tích ít ỏi của những đôi chân từng bị bó còn sót lại ở một số cụ già.

Kiêng kị số 4

Tại một số quốc gia, sự cấm kỵ có liên quan tới những con số. Nếu như các nước phương Tây thường không thích số 13, thì ở Trung Quốc, con số kém may mắn là số 4.

Những điều bình thường ở Trung Quốc nhưng khiến khách Tây thấy “sốc văn hóa” ảnh 3

Trong tiếng Trung, phát âm số 4 gần giống với phát âm từ “Chết chóc”. Bởi vậy, nhiều thang máy hoặc các tòa chung cư ở Trung Quốc sẽ không xuất hiện con số này.

Màu trắng trong tang lễ

Những điều bình thường ở Trung Quốc nhưng khiến khách Tây thấy “sốc văn hóa” ảnh 4

Ở các quốc gia phương Tây, khi tới dự đám tang, người ta sẽ mặc đồ đen, biểu thị sự đau buồn tiếc thương với người đã khuất. Nhưng tại Trung Quốc, từ ngàn đời nay, màu trắng mới đại diện cho tang lễ.

Facekini - thời trang biển độc đáo của phụ nữ Trung Quốc

Mốt đồ tắm theo kiểu ninja từng “dậy sóng” ở Trung Quốc một thời, đang xuất hiện trở lại theo phong cách kỳ quặc hơn.

Những điều bình thường ở Trung Quốc nhưng khiến khách Tây thấy “sốc văn hóa” ảnh 5

Khác với bikini là bộ đồ tôn lên vẻ đẹp thể hình của những đường cong người phụ nữ, facekini lại giúp người mặc che kín gương mặt, tránh cái nắng cháy da tại bãi biển. Nhưng nhìn facekini, người ta lại liên tưởng tới những thước phim kinh dị.

Không ăn chung một quả lê

Những điều bình thường ở Trung Quốc nhưng khiến khách Tây thấy “sốc văn hóa” ảnh 6

Quả lê trong tiếng Trung đồng nghĩa với từ “li biệt”. Bởi vậy, người Trung Quốc quan niệm sẽ không ăn chung với người khác một trái lê, tránh những điều kém may mắn xảy ra.

Thói quen uống nước nóng

Những điều bình thường ở Trung Quốc nhưng khiến khách Tây thấy “sốc văn hóa” ảnh 7

Du khách phương Tây sẽ thấy khá lạ lẫm với thói quen uống nước nóng vào các mùa trong năm của người Trung Quốc. Người dân ở quốc gia này tin rằng, uống nước nóng là cách giúp phục hồi sức khỏe, giảm bớt bệnh tật. Bởi vậy, khi tới những nhà hàng Trung Hoa, thực khách sẽ được phục vụ nước nóng ấm, hoặc trà nóng, chứ không phải nước nguội lạnh. 

Theo dantri.com.vn
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

HHT - Sau khi đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh, cơn bão số 2 (Prapiroon) nhanh chóng giảm cấp, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Áp thấp nhiệt đới này vẫn sẽ gây mưa diện rộng ở miền Bắc nước ta, có những nơi mưa to đến rất to. Mưa sẽ kéo dài đến hôm nào ở miền Bắc nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng?
Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

HHT - Sáng nay 23/7, bão số 2 (bão Prapiroon) đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh nước ta trước khi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Vậy là chuỗi ngày không có bão đổ bộ ở nước ta đã dừng lại ở con số 646 ngày. Chuỗi hơn 600 ngày không có bão đổ bộ lần này, thật kỳ lạ, lại có những điểm trùng hợp với 2 chuỗi ngày không có bão trước đây.
Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

HHT - Cơn bão số 2 (bão Prapiroon) không chỉ có đường đi phức tạp hơn dự báo, mà về cường độ, nó cũng mạnh hơn các dự báo ban đầu. Khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc), sức gió của bão số 2 lên tới 100 km/h, gió giật hơn 130 km/h. Một người dân ở đây đã ghi được video gió dữ dội vào thời điểm bão đổ bộ nơi này.
Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

HHT - Cơn bão số 2 (Prapiroon) không phải là cơn bão duy nhất đang hoạt động trong khu vực. Mà ở phía Nam - Đông Nam của Đài Loan (Trung Quốc) còn đang có một cơn bão khác, mạnh hơn, là bão Gaemi. Trong trường hợp nào thì 2 cơn bão này có thể gây ra hiệu ứng bão kép (bão đôi), và hiệu ứng đó là thế nào?