Những điều chúng ta cứ tưởng “biết thừa” về thế giới động vật, hóa ra… biết sai mới sợ chứ!

Những điều chúng ta cứ tưởng “biết thừa” về thế giới động vật, hóa ra… biết sai mới sợ chứ!
HHT - Vậy thì, mời bạn xem 15 điều “chẳng biết đúng hay sai” về động vật này - nhớ thử trả lời trước đã rồi mới đọc lời giải đáp nhé. Xong rồi tha hồ dùng làm câu đố cả lớp trong các buổi liên hoan hay học nhóm này:

Dù có bộ não rất to, nhưng trí nhớ của loài voi lại rất ngắn - Đúng hay Sai?

Sai bét. Loài voi không bao giờ quên! Chừng nào còn sống, thì nó còn nhớ được tất tật mọi chi tiết về vùng mà nó sống, kỹ y như một cái bản đồ vậy đó!

Những điều chúng ta cứ tưởng “biết thừa” về thế giới động vật, hóa ra… biết sai mới sợ chứ! ảnh 1

Chim cánh cụt thì đâu có sống ở châu Phi - Đúng hay Sai?

Lại sai! Chim cánh cụt không chỉ sống ở Nam Cực đâu nhé, mà chim cánh cụt châu Phi còn có mặt ở một số địa điểm dọc theo bờ biển của Namibia và Nam Phi nữa đấy!

Ngựa có thể ngủ đứng được - Đúng hay Sai?

Chuẩn đúng! Ngựa không nhất thiết phải nằm mới ngủ được. Các chân, các dây chằng và cơ của loài ngựa có thể “khóa” chắc lại, nên chúng có thể đứng mà vẫn ngủ được ngon như thường, không có chuyện bị ngã đâu.

Chuột lemmut nhảy xuống nước để tự tử - Đúng hay Sai?

Trước khi giải đáp câu này, thì chúng ta cần biết rằng có một bộ phim tài liệu đoạt giải Oscar vào năm 1958 ghi lại hình ảnh cả đàn động vật gặm nhấm này nhảy khỏi một mỏm đá. Từ đó, rất nhiều người tin rằng loài chuột lemmut này tự tử tập thể. Tuy nhiên, câu này là Sai, bởi về sau, người ta phát hiện ra rằng bộ phim đó là dàn dựng!

Những điều chúng ta cứ tưởng “biết thừa” về thế giới động vật, hóa ra… biết sai mới sợ chứ! ảnh 2

Sông Amazon cũng có loài cá heo riêng - Đúng hay Sai?

Việc này là thật đấy! Cá heo không chỉ sống ở đại dương đâu, mà cả ở lưu vực sông Amazon nữa. Loài cá heo sống ở đây còn được gọi là “cá heo sông hồng”.

Lạc đà giữ nước trong cái bướu của nó - Đúng hay Sai?

Câu này cứ tưởng chắc chắn đúng, hóa ra lại sai! Bướu của lạc đà dự trữ chất béo để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Và nguồn năng lượng đó bằng đến lượng thức ăn của 3 tuần cơ đấy!

Chim moa chính là loài khủng long tiền sử - Đúng hay Sai?

Không đúng đâu. Chim moa, trông giống như đà điểu, sống ở New Zealand và chỉ biết chạy chứ không biết bay. Nó bị tuyệt chủng vào khoảng 600 năm trước, do bị loài người săn bắt quá nhiều, chứ nó không liên quan đến khủng long đâu.

Tuần lộc cái cũng có gạc - Đúng hay Sai?

Đúng đó! Những tưởng là giống như hươu nai, thì con đực mới có gạc, nhưng không, tuần lộc cái cũng có gạc và dùng gạc để bảo vệ nguồn thức ăn hiếm hoi của mình. Gạc của chúng thường rụng đi vào mùa xuân.

Những điều chúng ta cứ tưởng “biết thừa” về thế giới động vật, hóa ra… biết sai mới sợ chứ! ảnh 3

Những chú chó già không thể học được các “chiêu” mới - Đúng hay sai?

Sai nhé! Chỉ cần 15 phút huấn luyện trong 2 tuần, thì một chú chó già cũng có thể học được các “chiêu” mới, bạn cứ yên tâm, học không lúc nào là muộn cả!

Có loài cá bị… mất ngủ đấy! - Đúng hay Sai?

Đúng! Một gene đột biến ở một số con cá bơn sọc (hay cá ngựa vằn) khiến chúng khó ngủ, và ngủ ít hơn bình thường tới 30%, khổ chưa!

Loài dơi không hề bị mù - Đúng hay Sai?

Đúng nhé! Loài dơi không ra ngoài vào ban ngày nên nhiều người bảo rằng chúng bị mù. Thực tế, dơi có đôi mắt nhỏ và thị lực kém phát triển, nhưng mắt chúng hoạt động hoàn toàn bình thường.

Cá sấu chảy nước mắt khi ăn - Đúng hay Sai?

Câu “nước mắt cá sấu” là có cơ sở đấy, bởi vì đúng là khi cá sấu nhai và nuốt con mồi lớn, thì nước mắt của nó chảy ra. Chẳng phải vì thương xót con mồi đâu, mà chỉ do các tuyến giữ cho mắt cá sấu ướt lại nằm ngay gần cổ họng nó thôi.

Những điều chúng ta cứ tưởng “biết thừa” về thế giới động vật, hóa ra… biết sai mới sợ chứ! ảnh 4

Con lười nó lười đến mức không hề… xì hơi! - Đúng hay Sai?

Đúng là con lười không xì hơi, nhưng không phải do nó lười đâu, mà do hơi trong ruột nó được hấp thụ vào dòng máu, rồi được đưa ra ngoài qua đường hô hấp (qua phổi).

Chim hồng hạc sinh ra đã có bộ lông màu hồng như thế - Đúng hay Sai?

Sai. Chim hồng hạc sinh ra với bộ lông màu xám. Dần dần, bộ lông chuyển sang màu hồng do một sắc tố gọi là carotenoid, được đưa vào từ thức ăn. Hóa ra, chim hồng hạc không phải sinh ra đã đẹp, nhỉ!

Con kỳ giông Mexico có thể tái tạo chân và các bộ phận cơ thể khác - Đúng hay Sai?

Không sai! Loài động vật với nhiều cái tên như “sứa biển Caribe”, “cá biết đi”… này không chỉ có ngoại hình kỳ dị, mà khả năng của nó cũng ấn tượng nốt: Nó có thể tái tạo cả những bộ phận sống còn của cơ thể, như tủy sống, phổi, tim, hàm, đuôi, da.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

HHT - Sau khi đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh, cơn bão số 2 (Prapiroon) nhanh chóng giảm cấp, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Áp thấp nhiệt đới này vẫn sẽ gây mưa diện rộng ở miền Bắc nước ta, có những nơi mưa to đến rất to. Mưa sẽ kéo dài đến hôm nào ở miền Bắc nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng?
Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

HHT - Sáng nay 23/7, bão số 2 (bão Prapiroon) đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh nước ta trước khi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Vậy là chuỗi ngày không có bão đổ bộ ở nước ta đã dừng lại ở con số 646 ngày. Chuỗi hơn 600 ngày không có bão đổ bộ lần này, thật kỳ lạ, lại có những điểm trùng hợp với 2 chuỗi ngày không có bão trước đây.
Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

HHT - Cơn bão số 2 (bão Prapiroon) không chỉ có đường đi phức tạp hơn dự báo, mà về cường độ, nó cũng mạnh hơn các dự báo ban đầu. Khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc), sức gió của bão số 2 lên tới 100 km/h, gió giật hơn 130 km/h. Một người dân ở đây đã ghi được video gió dữ dội vào thời điểm bão đổ bộ nơi này.
Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

HHT - Cơn bão số 2 (Prapiroon) không phải là cơn bão duy nhất đang hoạt động trong khu vực. Mà ở phía Nam - Đông Nam của Đài Loan (Trung Quốc) còn đang có một cơn bão khác, mạnh hơn, là bão Gaemi. Trong trường hợp nào thì 2 cơn bão này có thể gây ra hiệu ứng bão kép (bão đôi), và hiệu ứng đó là thế nào?