Những động vật “cực dị” khiến bạn khó có thể tin chúng thực sự tồn tại!

Những động vật “cực dị” khiến bạn khó có thể tin chúng thực sự tồn tại!
HHT - “Tiên hồng có mai”, “tôm bọ ngựa”, “bạch tuộc chăn”…không chỉ là những loài động vật có cái tên lạ hoắc mà thậm chí khi được tận mắt nhìn thấy, bạn cũng khó có thể tin rằng chúng thực sự tồn tại trên Trái Đất!
Những động vật “cực dị” khiến bạn khó có thể tin chúng thực sự tồn tại! ảnh 1

Giống ngựa Appaloosa sở hữu cho mình một màu sắc hết sức đặc biệt và dễ làm mê hoặc bất cứ ai trông thấy chúng. Được biết, Appaloosa khá phổ biến ở nước Mỹ.

Những động vật “cực dị” khiến bạn khó có thể tin chúng thực sự tồn tại! ảnh 2

Chim đớp ruồi hoàng gia có tên khoa học là Onychorhynchus coronatus. Chúng ta có thể dễ dàng nhận diện ra loài động vật nhỏ bé này nhờ vào chiếc mào hết sức sặc sỡ trên đầu của chúng.

Những động vật “cực dị” khiến bạn khó có thể tin chúng thực sự tồn tại! ảnh 3

Umbonia spinosa là một loài côn trùng sống tập trung ở các quốc gia Nam Mỹ. Với hình dáng đặc biệt của cơ thể, khi đứng yên Umbonia spinosa trong không khác gì những chiếc gai của cành cây mà chúng bám vào.

Những động vật “cực dị” khiến bạn khó có thể tin chúng thực sự tồn tại! ảnh 4

Kiến lưỡi câu là một sinh vật cực kỳ nguy hiểm. Được biết, bộ phận có hình lưỡi câu trên lưng chúng (nguồn gốc của cái tên được đặt cho loài côn trùng này) có thể làm rách và móc sâu vào da thịt của bất kỳ kẻ thù nào đe dọa chúng.

Những động vật “cực dị” khiến bạn khó có thể tin chúng thực sự tồn tại! ảnh 5

Tôm bọ ngựa là một trong những sinh vật sặc sỡ nhất được tìm thấy ở đại dương. Mặc dù có vẻ ngoài khá thân thiện nhưng tôm bọ ngựa lại là một “đấu sĩ” đáng gờm. Cụ thể, loài giáp xác này có thể dùng càng của mình làm vỡ mai một con cua trưởng thành sau vài cú đấm.

Những động vật “cực dị” khiến bạn khó có thể tin chúng thực sự tồn tại! ảnh 6

Cần phải khẳng định lại rằng, màu sắc của chú cá mà bạn thấy trong bức hình là thật 100%. Chúng được gọi là cá vẹt lam thường sinh sống ở các vùng nước quanh Đại Tây Dương. Khi trưởng thành, cá vẹt lam có thể đạt kích thước lên đến 1,2 mét.

Những động vật “cực dị” khiến bạn khó có thể tin chúng thực sự tồn tại! ảnh 7

Chắc hẳn bạn sẽ dễ dàng hiểu được tại sao loài côn trùng này có tên là “mọt hươu cao cổ”.

Những động vật “cực dị” khiến bạn khó có thể tin chúng thực sự tồn tại! ảnh 8

Bạch tuộc chăn quả thực là một kiệt tác của tạo hóa. Cái tên đặc biệt của loài sinh vật này bắt nguồn từ chính lớp màng khổng lồ trên cơ thể, khiến người ta tưởng nhầm cả con vật là một chiếc chăn khổng lồ biết di chuyển dưới nước.

Những động vật “cực dị” khiến bạn khó có thể tin chúng thực sự tồn tại! ảnh 9

Pink Fairy Armadillo (Tiên hồng có mai) là một loài thú có vẻ ngoài như trong truyện cổ tích được tìm thấy ở Argentina, đặc biệt là các vùng địa hình cát hoặc đồng cỏ.

Theo Dantri.com.vn
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

HHT - Sau khi đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh, cơn bão số 2 (Prapiroon) nhanh chóng giảm cấp, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Áp thấp nhiệt đới này vẫn sẽ gây mưa diện rộng ở miền Bắc nước ta, có những nơi mưa to đến rất to. Mưa sẽ kéo dài đến hôm nào ở miền Bắc nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng?
Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

HHT - Sáng nay 23/7, bão số 2 (bão Prapiroon) đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh nước ta trước khi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Vậy là chuỗi ngày không có bão đổ bộ ở nước ta đã dừng lại ở con số 646 ngày. Chuỗi hơn 600 ngày không có bão đổ bộ lần này, thật kỳ lạ, lại có những điểm trùng hợp với 2 chuỗi ngày không có bão trước đây.
Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

HHT - Cơn bão số 2 (bão Prapiroon) không chỉ có đường đi phức tạp hơn dự báo, mà về cường độ, nó cũng mạnh hơn các dự báo ban đầu. Khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc), sức gió của bão số 2 lên tới 100 km/h, gió giật hơn 130 km/h. Một người dân ở đây đã ghi được video gió dữ dội vào thời điểm bão đổ bộ nơi này.
Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

HHT - Cơn bão số 2 (Prapiroon) không phải là cơn bão duy nhất đang hoạt động trong khu vực. Mà ở phía Nam - Đông Nam của Đài Loan (Trung Quốc) còn đang có một cơn bão khác, mạnh hơn, là bão Gaemi. Trong trường hợp nào thì 2 cơn bão này có thể gây ra hiệu ứng bão kép (bão đôi), và hiệu ứng đó là thế nào?