Những hình ảnh kinh hoàng về vi khuẩn có trên smartphone

Những hình ảnh kinh hoàng về vi khuẩn có trên smartphone
HHT - Có thể nói, điện thoại di động là vật bất ly thân đối với con người ngày nay. Thế nhưng, không phải ai cũng biết rằng chiếc smartphone yêu quý của mình cũng là một nguồn nguy cơ lây nhiễm bệnh cho chủ nhân.

Để giúp bạn hiểu rõ “mặt trái” của chiếc điện thoại di động thân yêu, mới đây các nhà nghiên cứu đã thu thập vi khuẩn và nấm trên 3 chiếc smartphone đang được đông đảo người dùng sử dụng: iPhone 6, Samsung Galaxy S8 và Google Pixel. Sau đó, những nhà nghiên cứu sử dụng chúng để nuôi cấy nhằm tính xem bao nhiêu sinh vật vô hình đang ẩn thân trên những chiếc điện thoại.

Trước đó, các nhà nghiên cứu từ Đại Học Standford đã công bố rằng một chiếc điện thoại di động bình thường có nguy cơ nhiễm vi khuẩn cao gấp 18 lần so với… chiếc bồn cầu tại các nhà vệ sinh công cộng. Do đó, không ngạc nhiên khi màn hình của cả 3 chiếc điện thoại đều có số lượng lớn vi khuẩn, nấm, mốc,…

Những hình ảnh kinh hoàng về vi khuẩn có trên smartphone ảnh 1

Bẩn nhất là Samsung Galaxy, với 100 CFU (chuẩn đơn vị hình thành vi khuẩn, được dùng để đánh giá số lượng tế bào vi khuẩn hoặc nấm trên mỗi cm2 màn hình).

Những hình ảnh kinh hoàng về vi khuẩn có trên smartphone ảnh 2

Theo sau đó là iPhone với 40 CFU/cm2. Các khu vực khác của chiếc smartphone này cũng bẩn không kém, bao gồm mặt sau, phím khóa màn hình và nút home.

Những hình ảnh kinh hoàng về vi khuẩn có trên smartphone ảnh 3

Google Pixel sạch nhất cũng chứa 12 CFU/cm2 vi khuẩn và nấm.

Những hình ảnh kinh hoàng về vi khuẩn có trên smartphone ảnh 4

Trong khi đó, bàn phím và chuột ở văn phòng có khoảng 5 CFU/cm2 nấm và vi khuẩn, còn bồn cầu là 24 CFU/cm2.

Những hình ảnh kinh hoàng về vi khuẩn có trên smartphone ảnh 5

Cọ trang điểm có 0,4 CFU/cm2 nấm và vi khuẩn, còn bông tẩy trang cũng có số lượng nấm và vi khuẩn lên đến 24 CFU/cm2.

Theo tiến sĩ Shirin Lakhani - người chuyên về chăm sóc sức khỏe của Elite Aesthetics, mức độ vi khuẩn trên điện thoại càng cao có thể dẫn đến càng nhiều các vấn đề về da, đơn cử là mụn trứng cá. Lời khuyên từ tiến sĩ Shirin Lakhani là bạn hãy học thói quen đeo tai nghe khi gọi điện và thường xuyên vệ sinh điện thoại của bạn bằng cồn để loại bỏ vi khuẩn nếu không muốn bị các bệnh về da.

Theo saostar.vn
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

HHT - Sau khi đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh, cơn bão số 2 (Prapiroon) nhanh chóng giảm cấp, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Áp thấp nhiệt đới này vẫn sẽ gây mưa diện rộng ở miền Bắc nước ta, có những nơi mưa to đến rất to. Mưa sẽ kéo dài đến hôm nào ở miền Bắc nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng?
Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

HHT - Sáng nay 23/7, bão số 2 (bão Prapiroon) đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh nước ta trước khi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Vậy là chuỗi ngày không có bão đổ bộ ở nước ta đã dừng lại ở con số 646 ngày. Chuỗi hơn 600 ngày không có bão đổ bộ lần này, thật kỳ lạ, lại có những điểm trùng hợp với 2 chuỗi ngày không có bão trước đây.
Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

HHT - Cơn bão số 2 (bão Prapiroon) không chỉ có đường đi phức tạp hơn dự báo, mà về cường độ, nó cũng mạnh hơn các dự báo ban đầu. Khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc), sức gió của bão số 2 lên tới 100 km/h, gió giật hơn 130 km/h. Một người dân ở đây đã ghi được video gió dữ dội vào thời điểm bão đổ bộ nơi này.
Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

HHT - Cơn bão số 2 (Prapiroon) không phải là cơn bão duy nhất đang hoạt động trong khu vực. Mà ở phía Nam - Đông Nam của Đài Loan (Trung Quốc) còn đang có một cơn bão khác, mạnh hơn, là bão Gaemi. Trong trường hợp nào thì 2 cơn bão này có thể gây ra hiệu ứng bão kép (bão đôi), và hiệu ứng đó là thế nào?