Những hình ảnh kỳ ảo của nhật thực toàn phần duy nhất năm 2021: Cảnh tượng cực hiếm gặp!

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Nhiều nhà khoa học và các tay săn ảnh đã bất chấp thời tiết khắc nghiệt, đến tận Nam Cực nhằm chiêm ngưỡng nhật thực toàn phần duy nhất của năm 2021. Họ đã không uổng công khi một cảnh tượng rất hiếm đã diễn ra, và rồi xuất hiện Mặt Trời đen.

Dù chỉ được chiêm ngưỡng trong khoảng thời gian ngắn ngủi, nhưng nhiều người đam mê các hiện tượng thiên văn vẫn đến tận Nam Cực để “đón” nhật thực toàn phần. Và khi Mặt Trăng “xen” vào giữa Trái Đất và Mặt Trời, nhật thực toàn phần đã diễn ra: Mặt Trời như biến thành màu đen, khiến một phần của Nam Cực và Nam Đại dương bị bao phủ bởi bóng tối.

Những hình ảnh kỳ ảo của nhật thực toàn phần duy nhất năm 2021: Cảnh tượng cực hiếm gặp! ảnh 1

Các nhà khoa học Mỹ và Chile quan sát nhật thực toàn phần ở Nam Cực vào cuối tuần vừa rồi. Ảnh: Felipe Trueba/ Imagen Chile/ AFP via Getty Images.

Theo Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA), trung bình mỗi năm có 2 đến 4 lần nhật thực, nhưng không phải lần nào chúng ta cũng quan sát được từ đất liền hoặc từ những nơi có đông dân cư sinh sống. Phần nhiều trong những lần nhật thực đó là nhật thực một phần, khi Mặt Trăng không che toàn bộ Mặt Trời. Nên lần mới nhất này - diễn ra vào cuối tuần vừa rồi - mới được coi là rất hiếm hoi, khi nó là lần nhật thực toàn phần duy nhất của năm 2021.

Đây là video: Nguồn: NASA.

Trong sự kiện lần này, có một cảnh tượng được coi là cực kỳ hiếm, đó là lúc bình minh, một Mặt Trời hình bán nguyệt nhô lên, bởi khi ấy, Mặt Trời đã bị Mặt Trăng che một phần.

Những hình ảnh kỳ ảo của nhật thực toàn phần duy nhất năm 2021: Cảnh tượng cực hiếm gặp! ảnh 2

Mặt Trời hình bán nguyệt lúc bình minh. Ảnh: Andrew Studer.

Nhà khí tượng học Jay Anderson nhận xét: “Mặt Trời hình bán nguyệt “leo” dần lên trên bầu trời, trông giống như một nụ cười lớn hướng về phía bạn”. Nụ cười đó “mỏng” dần đi, để rồi những người quan sát chỉ còn nhìn thấy vành nhật hoa (vành ánh sáng xung quanh Mặt Trời). Vành này cũng chỉ có thể được quan sát bằng mắt thường vào lúc có nhật thực toàn phần.

Những hình ảnh kỳ ảo của nhật thực toàn phần duy nhất năm 2021: Cảnh tượng cực hiếm gặp! ảnh 3

Người quan sát có thể thấy vành nhật hoa. Ảnh: Maya Santangelo/ Lindblad Expeditions.

Không phải năm nào chúng ta cũng có thể ngắm nhật thực toàn phần. Theo trang Time And Date, nhật thực toàn phần lần tiếp theo sẽ diễn ra vào ngày 20/4/2023, ở khu vực Đông Nam Á và Úc. Còn nếu muốn quan sát nhật thực toàn phần ở Nam Cực thì bạn sẽ phải đợi đến tận năm 2039.

Những hình ảnh kỳ ảo của nhật thực toàn phần duy nhất năm 2021: Cảnh tượng cực hiếm gặp! ảnh 4

Mặt Trời màu đen. Ảnh: Twitter.

Ở châu Âu, các nhà khoa học cho rằng sẽ chẳng quan sát được nhật thực lần nào trong cả phần còn lại của thế kỷ 21, theo trang New York Post.

Những hình ảnh kỳ ảo của nhật thực toàn phần duy nhất năm 2021: Cảnh tượng cực hiếm gặp! ảnh 8
Theo nhiều nguồn tin
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

HHT - Sau khi đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh, cơn bão số 2 (Prapiroon) nhanh chóng giảm cấp, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Áp thấp nhiệt đới này vẫn sẽ gây mưa diện rộng ở miền Bắc nước ta, có những nơi mưa to đến rất to. Mưa sẽ kéo dài đến hôm nào ở miền Bắc nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng?
Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

HHT - Sáng nay 23/7, bão số 2 (bão Prapiroon) đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh nước ta trước khi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Vậy là chuỗi ngày không có bão đổ bộ ở nước ta đã dừng lại ở con số 646 ngày. Chuỗi hơn 600 ngày không có bão đổ bộ lần này, thật kỳ lạ, lại có những điểm trùng hợp với 2 chuỗi ngày không có bão trước đây.
Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

HHT - Cơn bão số 2 (bão Prapiroon) không chỉ có đường đi phức tạp hơn dự báo, mà về cường độ, nó cũng mạnh hơn các dự báo ban đầu. Khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc), sức gió của bão số 2 lên tới 100 km/h, gió giật hơn 130 km/h. Một người dân ở đây đã ghi được video gió dữ dội vào thời điểm bão đổ bộ nơi này.
Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

HHT - Cơn bão số 2 (Prapiroon) không phải là cơn bão duy nhất đang hoạt động trong khu vực. Mà ở phía Nam - Đông Nam của Đài Loan (Trung Quốc) còn đang có một cơn bão khác, mạnh hơn, là bão Gaemi. Trong trường hợp nào thì 2 cơn bão này có thể gây ra hiệu ứng bão kép (bão đôi), và hiệu ứng đó là thế nào?