Những kiến thức khoa học sai lệch mà chúng ta đều tin là đúng

Những kiến thức khoa học sai lệch mà chúng ta đều tin là đúng
HHT - “Giza là kim tự tháp lớn nhất thế giới”; “Màu lông sọc trắng đen của ngựa vằn là để làm rối mắt kẻ thù”… những sự thật khoa học mà đa số mọi người đều tin là đúng trên liệu có thực sự chính xác?

Cảm cúm là căn bệnh phổ biến nhất thế giới

 
Những kiến thức khoa học sai lệch mà chúng ta đều tin là đúng ảnh 1

Cảm cúm là một căn bệnh đã quá quen thuộc với tất cả cư dân của địa cầu. Điều đáng nói hơn cả là dù con người giờ có thể cấy ghép nội tạng hay chữa lành ung thư, thì vẫn chưa tìm ra phương thuốc nào để đặc trị căn bệnh tưởng như “cỏn con” này.

Dẫu vậy, cảm cúm vẫn chưa thể soán ngôi căn bệnh phổ biến nhất thế giới, mà vị trí này lại thuộc về “sâu răng”. Theo một thống kê gần đây, có đến 2,5 tỷ người lớn và 621 triệu trẻ em đang mắc phải căn bệnh này.

Màu lông sọc trắng đen của ngựa vằn dùng để làm rối mắt kẻ săn mồi

Những kiến thức khoa học sai lệch mà chúng ta đều tin là đúng ảnh 2

Có rất nhiều giả thiết để giải thích cho bộ lông sọc trắng đen của ngựa vằn. Trong đó, có thể kể đến như: “làm rối mắt kẻ săn mồi”; “hoa văn sọc đặc trưng trên mỗi cá thể giúp ngựa vằn phân biệt lẫn nhau”; “giảm sự tấn công của các loài côn trùng hút máu”…

Tuy nhiên, mới đây nhất các nhà khoa học đến từ trường đại học California đã chứng minh được mục đích thực sự của màu lông đặc biệt này. Theo đó, họ đã phát hiện ra rằng, màu sắc của ngựa vằn có mối liên kết chặt chẽ với môi trường sống.

Ở khu vực có nhiệt độ càng cao thì những sọc đen sẽ nhạt màu đi và rộng hơn so với nơi có nhiệt độ thấp. Và bạn cần biết thêm một điều rằng, sọc trắng và sọc đen trên người ngựa văn hấp thụ nhiệt ở mức khác nhau. Từ đó, nhóm nghiên cứu đã đưa ra kết luận: “Màu lông của ngựa vằn có nhiệm vụ chính là giúp chúng điều hòa thân nhiệt”.

Ai Cập là nơi có những kim tự tháp lớn nhất thế giới

Những kiến thức khoa học sai lệch mà chúng ta đều tin là đúng ảnh 3

Khi nhắc đến kim tự tháp chúng ta thường nghĩ ngay tới đất nước Ai Cập, và “Giza” cũng thường được mặc định là kim tự tháp lớn nhất trên thế giới. Tuy nhiên, có một sự thật là danh hiệu này lại thuộc về một kim tự tháp được xây dựng ở Mexico có tên là “Tlachihualtepetl”. Thậm chí, công trình này còn có diện tích phần đáy lớn hơn 4 lần và thể tích lớn hơn 2 lần kim tự tháp Giza.

Gián là loài sống sót cuối cùng nếu chiến tranh hạt nhân nổ ra

Những kiến thức khoa học sai lệch mà chúng ta đều tin là đúng ảnh 4

Gián là một trong những loài sinh vật có sức sống dẻo dai nhất từng được biết đến. Có lẽ bạn đã từng nghe nhắc đến một sự thật khoa học là loài côn trùng này có thể sống đến 2 tuần, khi mà đầu chúng đã lìa khỏi cổ. Sở hữu khả năng kỳ diệu như vậy nhưng không có nghĩa là chúng “miễn nhiễm” với một vụ nổ hạt nhân như nhiều người đồn đoán.

Trên thực tế, điều này đã bị bác bỏ từ năm 1963, bởi một thí nghiệm của hai nhà khoa học là Mary H. RossD. G. Cochran. Theo đó, với mức phóng xạ 6.400r có đến 93% số gián tham gia thí nghiệm đã bị chết. Dẫu vậy, khả năng chịu đựng của gián vẫn vượt xa con người, bởi chúng ta hầu như đều tử vong ở mức 500r.

Theo Dantri.com.vn
MỚI - NÓNG
H’Hen Niê đồng hành cùng chuỗi hoạt động hướng đến người dân gặp khó khăn tại Điện Biên
H’Hen Niê đồng hành cùng chuỗi hoạt động hướng đến người dân gặp khó khăn tại Điện Biên
HHT - Hoa hậu H'Hen Niê có chuyến công tác tại tỉnh Điện Biên, hưởng ứng "Tháng Nhân đạo năm 2024 cấp Quốc gia", đồng hành cùng Trung ương Hội chữ thập đỏ Việt Nam trong chuỗi hoạt động “Hành trình nhân đạo, trao nhận yêu thương” hướng đến trẻ em, phụ nữ, người dân khó khăn tại Điện Biên.
BTS "nằm không dính đạn", bị "réo tên" trong xung đột giữa nhà HYBE và CEO Min Hee Jin
BTS "nằm không dính đạn", bị "réo tên" trong xung đột giữa nhà HYBE và CEO Min Hee Jin
HHT - Tên gọi "Chống đạn thiếu niên đoàn" của BTS lại một lần nữa phát huy công dụng khi nhóm vô cớ bị réo tên trong drama "sóng gió gia tộc" nhà HYBE. Người hâm mộ gục ngã vì cười quá nhiều khi hàng loạt hình ảnh thời ra mắt của nhóm được đào lại, netizen "hóng dưa" cũng được giải lao để chuẩn bị hóng hớt các tình tiết gây cấn tiếp theo.
Dịp lễ 30/4 - 1/5, Hà Nội có nóng lên tới 41 độ C như ứng dụng thời tiết dự báo?
Dịp lễ 30/4 - 1/5, Hà Nội có nóng lên tới 41 độ C như ứng dụng thời tiết dự báo?
HHT - Nắng nóng sẽ diễn ra tại hầu hết các địa phương trên cả nước trong dịp nghỉ lễ, nếu có kế hoạch du lịch, vui chơi ngoài trời cần chú ý bảo vệ sức khỏe, tăng cường chống nắng tránh nguy cơ say nóng, đột quỵ. Thế nhưng liệu Hà Nội có nóng tới tận 41 độ C như dự báo của các ứng dụng thời tiết?

Có thể bạn quan tâm

Bầu trời Dubai bỗng chuyển màu xanh lá cây giữa mưa bão lịch sử, là hiện tượng gì?

Bầu trời Dubai bỗng chuyển màu xanh lá cây giữa mưa bão lịch sử, là hiện tượng gì?

HHT - Trong lúc mưa bão chưa từng có tiền lệ đang diễn ra, bầu trời ở thành phố Dubai (UAE) bỗng nhiên chuyển thành màu xanh lá cây và không khí dường như có một lớp bụi. Hình ảnh này khiến nhiều người sợ hãi, cho rằng trông giống như trong các bộ phim về thảm họa thiên nhiên. Vậy hiện tượng này được giải thích thế nào?
Vì sao độ ẩm cao gây cảm giác nóng hơn vào mùa Hè và lạnh hơn vào mùa Đông?

Vì sao độ ẩm cao gây cảm giác nóng hơn vào mùa Hè và lạnh hơn vào mùa Đông?

HHT - Thời tiết miền Bắc đang nóng và ẩm, chính độ ẩm cao lại khiến nhiệt độ cảm nhận thực tế ngoài trời cao hơn nhiệt độ không khí, tức là con người cảm thấy nóng hơn. Nhưng vào mùa Đông, độ ẩm cao ở miền Bắc lại gây cảm giác lạnh hơn. Tại sao cùng là độ ẩm cao mà lại tạo những hiệu ứng trái ngược như vậy?