Những loài hoa có hình dáng kỳ lạ

Những loài hoa có hình dáng kỳ lạ
HHT - Thế giới các loài hoa thật nhiều bí ẩn. Một trong các bí ẩn đó chính là hình dáng của chúng khi nở và khi tàn.

Hoa Psychotria Elata

Những loài hoa có hình dáng kỳ lạ ảnh 1

Chắc chắn cô gái nào cũng muốn có đôi môi quyến rũ như bông hoa này.

Psychotria Elata là loài hoa được phát hiện ở những vùng nhiệt đới như Columbia, Costa Rica và Panama.

Hoa Aristolochia Salvadorensis

Những loài hoa có hình dáng kỳ lạ ảnh 2

Loài Aristolochia Salvadorensis với biệt danh trìu mến "Dart Fener" nhân vật trong bộ phim "Cuộc chiến của những vì sao" trông khá hầm hố, dữ tợn, thuộc dạng thân leo và phù hợp với khí hậu ẩm ướt của Trung Mỹ.

Hoa Dracula Simia

Những loài hoa có hình dáng kỳ lạ ảnh 3

Hoa Dracula Simia được tìm thấy trong rừng rậm ở biên giới Peru và Đông nam Ecuador tại độ cao khoảng hơn 900 mét có mùi hương thơm nhẹ rất dễ chịu như mùi quả cam chín.

Những loài hoa có hình dáng kỳ lạ ảnh 4

Cấu trúc của các cánh hoa với đài hoa, môi hoa, cánh hoa đen xen nhau tạo thành hình một con khỉ, hay nói chính xác hơn là khỉ đầu chó.

Hoa Antirrhinum

Những loài hoa có hình dáng kỳ lạ ảnh 5

Khuyên bạn vào ban đêm đừng nên đến gần vườn hoa này nhé vì bạn sẽ giật mình vì tưởng bị lạc trong khu rừng ăn thịt người.

Loài hoa Antirrhinum có nhiều ở Châu Âu và Bắc Phi . Loài hoa này khi tươi trông rất đẹp nhưng khi khô héo lại có hình dáng trông như đầu lâu người.

Hoa dơi đen (Tacca Chantrierido)

Những loài hoa có hình dáng kỳ lạ ảnh 6

Hoa dơi đen là một trong những loài thực vật hiếm gặp ở vùng nhiệt đới Đông Nam Á. Thoạt nhìn bạn sẽ thấy trông giống con dơi màu đen  và còn được biết đến với tên là hoa quỷ dữ, hoa mèo đen.

Hoa móng cọp (Jade Vine)

Những loài hoa có hình dáng kỳ lạ ảnh 7

Loài hoa này có nguồn gốc từ Philippines, có tên khoa học là Strongylodon macrobotrys, thuộc họ đậu. Ở Việt Nam, người ta hay gọi là hoa móng cọp (hoặc hoa cẩm thạch). Thuộc họ đậu nên Jade Vine sử dụng rất nhiều đạm để nuôi dưỡng, phát triển.

Hoa xác chết (Titan arum)

Những loài hoa có hình dáng kỳ lạ ảnh 8

Được biết đến là loài hoa hiếm nở chóng tàn, mỗi lần nở hoa tàn rất nhanh (nhiều nhất là 36 tiếng), hoa xác chết nở cực kỳ ít mà lại không theo bất cứ quy luật nào.Loài hoa có cái tên đáng sợ vậy vì khi nở có mùi thịt thối rất hăng để thu hút ruồi và bọ cánh cứng đến thụ phấn.

Hoa mặt dơi (Cuphea llavea)

Những loài hoa có hình dáng kỳ lạ ảnh 9

Hoa mặt dơi có nguồn gốc Mexico, có 2 màu nổi bật là đỏ và tím nên rất thu hút chim ruồi, ong bướm. Nó còn được gọi với cái tên là hoa tai thỏ, hoa xì gà. Loài hoa này sống được ở điều kiện thời tiết khắc nghiệt như hạn, nhiệt độ cao.

Theo Tổng hợp Internet
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

HHT - Sau khi đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh, cơn bão số 2 (Prapiroon) nhanh chóng giảm cấp, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Áp thấp nhiệt đới này vẫn sẽ gây mưa diện rộng ở miền Bắc nước ta, có những nơi mưa to đến rất to. Mưa sẽ kéo dài đến hôm nào ở miền Bắc nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng?
Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

HHT - Sáng nay 23/7, bão số 2 (bão Prapiroon) đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh nước ta trước khi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Vậy là chuỗi ngày không có bão đổ bộ ở nước ta đã dừng lại ở con số 646 ngày. Chuỗi hơn 600 ngày không có bão đổ bộ lần này, thật kỳ lạ, lại có những điểm trùng hợp với 2 chuỗi ngày không có bão trước đây.
Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

HHT - Cơn bão số 2 (bão Prapiroon) không chỉ có đường đi phức tạp hơn dự báo, mà về cường độ, nó cũng mạnh hơn các dự báo ban đầu. Khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc), sức gió của bão số 2 lên tới 100 km/h, gió giật hơn 130 km/h. Một người dân ở đây đã ghi được video gió dữ dội vào thời điểm bão đổ bộ nơi này.
Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

HHT - Cơn bão số 2 (Prapiroon) không phải là cơn bão duy nhất đang hoạt động trong khu vực. Mà ở phía Nam - Đông Nam của Đài Loan (Trung Quốc) còn đang có một cơn bão khác, mạnh hơn, là bão Gaemi. Trong trường hợp nào thì 2 cơn bão này có thể gây ra hiệu ứng bão kép (bão đôi), và hiệu ứng đó là thế nào?