Những phát minh tô xanh Trái Đất mà có thể bạn chưa biết

Những phát minh tô xanh Trái Đất mà có thể bạn chưa biết
HHT - Trước thực trạng ô nhiễm môi trường đang trở thành vấn nạn của cả nhân loại. Rất nhiều những phát minh đã được tìm ra để giúp giảm tải lượng rác và bảo vệ mội trường.

Túi làm từ củ sắn

Những phát minh tô xanh Trái Đất mà có thể bạn chưa biết ảnh 1

Hằng năm, túi nilon rác thải là hiểm họa vô cùng lớn đối với môi trường vì chúng mất rất nhiều thời gian để phân hủy được. Anh Kevin Kumala, một doanh nhân trên đảo Bali, Indonesia đã sản xuất ra các loại bao bì, túi nilon từ các nguyên liệu thân thiện với môi trường nhằm thay thế những chiếc túi nhựa thông thường. Chiếc túi này có tên Eco Bag.

Về mặt thiết kế, Eco Bag không khác gì một chiếc túi nilon thông thường và ít ai có thể nhận ra được sự khác biệt giữa Eco Bag và túi nilon truyền thống. Chiếc túi được làm ra có khả năng tự phân huỷ trong thời gian vài tháng trên cả đất liền lẫn trên biển, hoặc chúng sẽ phân hủy ngay lập tức trong nước nóng. Anh Kumala tuyên bố rằng nhựa hữu cơ của mình không hề có chất độc hại, và đã chứng minh bằng cách thả chiếc túi vào nước nóng cho tan ra rồi uống.

Thìa có thể ăn được

Những phát minh tô xanh Trái Đất mà có thể bạn chưa biết ảnh 2

Sau túi nilon thì những vật dụng bằng nhựa cũng khiến môi trường ô nhiễm nặng nề. Anh Narayana Peesapaty, một nhà nghiên cứu nông nghiệp sống tại thành phố Hyderabad, Ấn Độ có một ý tưởng độc đáo, đó là chế biến một loại thìa có thể ăn được. Chiếc thìa đặc biệt này được làm từ hạt kê, cơm và bột mì, giữ hình dáng nguyên vẹn trong vòng 20 phút sau khi nhúng vào nước nóng và chúng có nhiều hương vị khác nhau.

Bạn có thể ăn chúng sau khi sử dụng hoặc vứt đi thì chúng sẽ bị phân hủy sau khoảng 4 đến 5 ngày. Ngoài sản xuất thìa thì đũa, đĩa ăn liền cũng là những sản phẩm mà công ty của anh đang nghiên cứu và phát triền để giúp hạn chế việc sử dụng nhựa.

Máy tái chế rác thải

Những phát minh tô xanh Trái Đất mà có thể bạn chưa biết ảnh 3

Nhà thiết kế người Hà Lan Dave Hakkens đã chế tạo nên cỗ máy biến rác thải nhựa thành vật dụng. Cỗ máy cũng được làm từ phế liệu nên có giá thành không cao. Máy có 4 bộ phận khác nhau gồm máy cắt và 3 bộ phận còn lại người dùng có thể chọn tùy thuộc vào mục đích sử dụng. Các đồ vật bằng nhựa sau khi cắt nhỏ sẽ được làm nóng chảy, sau đó được ép thành các đồ vật theo khuôn hoặc kéo dài thành dây.

Cỗ máy tái chế rác thải nhựa này được thiết kế khá nhỏ gọn để có thể sử dụng trong các gia đình với giá thành không quá cao và góp phần làm giảm lượng rác thải nhựa xả ra môi trường.

Chai nước tự phân hủy

Nhà thiết kế Ari Jonsson sống tại Iceland đã đưa ra thiết kế chai nhựa tự phân hủy sinh học làm từ tảo.

Những phát minh tô xanh Trái Đất mà có thể bạn chưa biết ảnh 4

Những chai nước này được làm từ agar - một chất thường dùng để làm đông thạch và rau câu với ưu điểm có thể đông đặc ở nhiệt độ dưới 40 độ C và không bị vi sinh vật phân giải. Để tạo ra một chai nhựa từ tảo, Jonsson trộn bột agar cùng với nước. Khi hỗn hợp đạt đước độ kết dính giống như thạch sẽ được làm tăng nhiệt độ trước khi đổ vào một khuôn lạnh. Các khuôn được chứa trong một thùng chứa nước đá cho đến khi hỗn hợp thành hình dáng của một chai nước. Chỉ sau một thời gian ngắn được làm lạnh, các chai này sẽ sẵn sàng được mang ra sử dụng.

Người sử dụng thậm chí có thể nhai chai nước sau khi đã uống hết nước. Vì agar vẫn thường được sử dụng để tạo đông trong các món tráng miệng, an toàn đối với con người và môi trường.

Theo Thiên Thần Nhỏ
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

HHT - Sau khi đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh, cơn bão số 2 (Prapiroon) nhanh chóng giảm cấp, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Áp thấp nhiệt đới này vẫn sẽ gây mưa diện rộng ở miền Bắc nước ta, có những nơi mưa to đến rất to. Mưa sẽ kéo dài đến hôm nào ở miền Bắc nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng?
Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

HHT - Sáng nay 23/7, bão số 2 (bão Prapiroon) đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh nước ta trước khi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Vậy là chuỗi ngày không có bão đổ bộ ở nước ta đã dừng lại ở con số 646 ngày. Chuỗi hơn 600 ngày không có bão đổ bộ lần này, thật kỳ lạ, lại có những điểm trùng hợp với 2 chuỗi ngày không có bão trước đây.
Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

HHT - Cơn bão số 2 (bão Prapiroon) không chỉ có đường đi phức tạp hơn dự báo, mà về cường độ, nó cũng mạnh hơn các dự báo ban đầu. Khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc), sức gió của bão số 2 lên tới 100 km/h, gió giật hơn 130 km/h. Một người dân ở đây đã ghi được video gió dữ dội vào thời điểm bão đổ bộ nơi này.
Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

HHT - Cơn bão số 2 (Prapiroon) không phải là cơn bão duy nhất đang hoạt động trong khu vực. Mà ở phía Nam - Đông Nam của Đài Loan (Trung Quốc) còn đang có một cơn bão khác, mạnh hơn, là bão Gaemi. Trong trường hợp nào thì 2 cơn bão này có thể gây ra hiệu ứng bão kép (bão đôi), và hiệu ứng đó là thế nào?