Những rủi ro tiềm ẩn bị đánh cắp thông tin cá nhân khi dùng wifi của khách sạn

Những rủi ro tiềm ẩn bị đánh cắp thông tin cá nhân khi dùng wifi của khách sạn
HHT - Bạn có thể bị hacker lấy cắp mọi giao dịch với ngân hàng, thông tin cá nhân hay hoạt động mua sắm nếu không may truy cập nhầm một tài khoản wifi mạo danh của khách sạn.

Theo một báo cáo mới cho thấy, du khách có thể dễ dàng bị đánh cắp thông tin, nếu không tinh ý truy cập nhầm tài khoản wifi mạo danh của khách sạn họ đang lưu trú.

Cùng với sự giúp đỡ của chuyên gia bảo mật mạng Jim Stickley, Jeff Rossen, một nhà báo điều tra cho chương trình TODAY, đã chỉ ra việc các tin tặc dễ dàng lấy cắp thông tin từ du khách nhờ việc tạo ra tài khoản wifi giả danh khách sạn như thế nào.

Những rủi ro tiềm ẩn bị đánh cắp thông tin cá nhân khi dùng wifi của khách sạn ảnh 1
Nhà báo điều tra Rossen lên tiếng cảnh báo du khách sau khi thử đánh cắp thông tin của người dùng.

Cả hai tới khách sạn Grand Fiesta Americana ở Cancun, Mexico. Tại đây, họ thiết lập một tài khoản wifi thay thế với tên gần giống với khu nghỉ dưỡng. Du khách thiếu tinh ý sẽ nhầm tưởng đó là tài khoản khách sạn và mặc nhiên kết nối.

Sau khi có được lượng người truy cập “mạng wifi giả” đáng kể, 2 chuyên gia có thể nắm mọi hành động của người dùng, bao gồm việc họ thao tác bất cứ giao dịch nào, từ ngân hàng đến mua sắm.

Để chứng minh, Rossen đăng nhập vào một trong các tài khoản, trong khi đó, Stickley theo dõi mọi việc. Có thể thấy, Stickley theo dõi và có thông tin từ chuyến bay của du khách, cho tới việc người này mua sắm online, hay đăng nhập địa chỉ email và mật khẩu.

Những rủi ro tiềm ẩn bị đánh cắp thông tin cá nhân khi dùng wifi của khách sạn ảnh 2
Du khách cần tỉnh táo khi sử dụng mạng wifi miễn phí.

Có những mẹo đơn giản giúp du khách tránh bị mất thông tin. Một trong những cách dễ nhất là đăng xuất khỏi mạng wifi khi mua hàng trực tuyến, hoặc đăng nhập để giao dịch ngân hàng điện tử.

Khi đang sử dụng các thao tác đó trên điện thoại di động, bạn nên dùng mạng 3G hay 4G cá nhân sẽ an toàn hơn rất nhiều. Tin tặc cũng khó lòng hack hơn so với mạng wifi.

Chuyên gia này cũng nhắc nhở du khách nếu dùng iPhone nên tắt tính năng “tự động kết nối wifi” trong phần cài đặt, tránh trường hợp điện thoại tự đăng nhập mật khẩu.

Và một cách đơn giản khác để kiểm tra wifi của khách sạn. Hãy thử truy cập vào wifi phòng khác. Nếu bạn vẫn truy cập dễ dàng, chắc chắn đó là tài khoản giả mạo. Mạng wifi thật của khách sạn chỉ cho phép khách truy cập nếu cung cấp đúng thông tin.

Theo dantri.com.vn
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

HHT - Sau khi đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh, cơn bão số 2 (Prapiroon) nhanh chóng giảm cấp, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Áp thấp nhiệt đới này vẫn sẽ gây mưa diện rộng ở miền Bắc nước ta, có những nơi mưa to đến rất to. Mưa sẽ kéo dài đến hôm nào ở miền Bắc nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng?
Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

HHT - Sáng nay 23/7, bão số 2 (bão Prapiroon) đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh nước ta trước khi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Vậy là chuỗi ngày không có bão đổ bộ ở nước ta đã dừng lại ở con số 646 ngày. Chuỗi hơn 600 ngày không có bão đổ bộ lần này, thật kỳ lạ, lại có những điểm trùng hợp với 2 chuỗi ngày không có bão trước đây.
Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

HHT - Cơn bão số 2 (bão Prapiroon) không chỉ có đường đi phức tạp hơn dự báo, mà về cường độ, nó cũng mạnh hơn các dự báo ban đầu. Khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc), sức gió của bão số 2 lên tới 100 km/h, gió giật hơn 130 km/h. Một người dân ở đây đã ghi được video gió dữ dội vào thời điểm bão đổ bộ nơi này.
Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

HHT - Cơn bão số 2 (Prapiroon) không phải là cơn bão duy nhất đang hoạt động trong khu vực. Mà ở phía Nam - Đông Nam của Đài Loan (Trung Quốc) còn đang có một cơn bão khác, mạnh hơn, là bão Gaemi. Trong trường hợp nào thì 2 cơn bão này có thể gây ra hiệu ứng bão kép (bão đôi), và hiệu ứng đó là thế nào?