Những thao tác quyết định sự sống còn khi sơ cấp cứu mà bạn không thể không biết!

Những thao tác quyết định sự sống còn khi sơ cấp cứu mà bạn không thể không biết!
HHT - Sơ cấp cứu, băng bó vốn là một tiết học ngoại khóa mà teen không mấy quan tâm. Tuy nhiên, việc thực hiện các thao tác sơ cấp cứu đúng cách có thể cứu được cả mạng người, vì thế bạn không nên xem thường chúng đâu!

Hiện nay, vẫn có rất nhiều người vẫn giữ những thói quen sơ cấp cứu sai lầm và có thể làm tình trạng nạn nhân xấu đi, thậm chí không giữ được mạng sống nạn nhân và nạn nhân đã tử vong trên đường đi trước khi kịp vào bệnh viện.

Buổi hướng dẫn thao tác sơ cấp cứu và chỉ ra những sai lầm thường mắc phải của chuyên gia sơ cấp cứu hàng đầu của Úc - Tony Coffey đã diễn ra với sự có mặt của học sinh và giáo viên của trường Quốc tế Bắc Mỹ - SNA (KDC Him Lam - Nam Sài Gòn, TP.HCM).

Những thao tác quyết định sự sống còn khi sơ cấp cứu mà bạn không thể không biết! ảnh 1

Học sinh tại trường Quốc tế Bắc Mỹ được thực hành ngay sau khi nghe hướng dẫn.

Hóc dị vật

Cách làm nguy hiểm: Khi thấy nạn nhân ho khạc khó khăn do có dị vật lọt vào đường thở, mọi người thường vỗ vào vai-lưng nạn nhân để an ủi, giúp nạn nhân ho. Thực ra, nếu nạn nhân đang tự ho được, nghĩa là họ vẫn còn thở, và ho khạc là cơ thể đang làm để tống dị vật ra ngoài. Vỗ vào vai, lưng trong lúc nạn nhân đang hít vào có thể khiến dị vật bị lực tác động bên ngoài của ta làm dị vật rớt vào sâu hơn hoặc vào chắn đường thở khiến nạn nhân tắt thở.

Những thao tác quyết định sự sống còn khi sơ cấp cứu mà bạn không thể không biết! ảnh 2

Cậu bạn đáng yêu này xung phong đóng giả nạn nhân hóc dị vật đó!

Xử lý ngon ơ: Nếu nạn nhân ho, đó là tín hiệu tốt. Bạn hãy để nạn nhân tiếp tục ho và cho nạn nhân hơi cúi người phía trước, hít thở sâu và ho khạc mạnh ra và tuyệt đối không vỗ vai lưng hay hỏi thăm chuyện trò khi nạn nhân đang ho.

Khi nạn nhân há hốc mồm, mặt tím tái, không ho, không thở được, cần ngay lập tức đấm mạnh vào sau lưng nạn nhân, phần giữa hai xương bả vai hướng lên gáy, 5 lần. Nếu nạn nhân không có dấu hiệu ho khạc, tiếp tục dùng lòng bàn tay ấn vào phía trước ngực giữa 2 phổi để đẩy toàn bộ không khí trong phổi thốc lên giúp dịch chuyển dị vật ra khỏi đường thở. Việc làm này giống như tạo cơn ho khạc nhân tạo cho nạn nhân. Cứ làm liên lục 5 lần đấm sau lưng, 5 lần ấn đè phổi cho đến khi nào nạn nhân có dấu hiệu ho khạc được.

Những thao tác quyết định sự sống còn khi sơ cấp cứu mà bạn không thể không biết! ảnh 3

Chuyên gia Tony Coffey làm mẫu thao tác "giải cứu" nạn nhân bị hóc dị vật.

Khi nạn nhân ho khạc được rồi, quan sát phần miệng mũi nạn nhân, nếu thấy dị vật đã trồi ra, bạn có thể dùng tay kéo nhẹ ra. Nhưng nếu không nhìn thấy dị vật trồi ra, tuyệt đối không được cho tay vào cổ họng nạn nhân để lôi ra vì ngón tay chúng ta có thể vô tình càng đẩy dị vật vào sâu bên trong, chắn đường thở của nạn nhân.

Bảo quản một phần cơ thể bị đứt lìa

Mọi người nghĩ rằng: Ướp đá ngay và luôn ngón tay, chân, tai… để bảo vệ!

Cách xử lý đúng: Sau khi sơ cấp cứu băng bó tạo áp lực để cầm máu cho nạn nhân, bạn cần bảo quản phần cơ thể đứt lìa như sau: đặt phần cơ thể đó vào trong túi ni lông sạch (không rửa vì nếu bạn làm sai cách, có thể làm tổn thương tới các mô bên trong), cột chặt lại để không cho nước vào. Sau đó cho túi vào chai lọ, hoặc ly, chậu, xô hoặc một túi ni lông khác to hơn và đổ nước đầy vào, rồi cho vài viên đá lạnh và nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.
Nói cách khác, chỉ ướp trong nước lạnh trên 0 độ C, không trực tiếp tiếp xúc với đá. Nếu bảo quản tốt, trong vòng 1 giờ sau tai nạn, phần đứt lìa vẫn sống và các bác sỹ có thể nối cho nạn nhân.

Những thao tác quyết định sự sống còn khi sơ cấp cứu mà bạn không thể không biết! ảnh 4

Lưu ý cách xử lý phần bị đứt lìa lẫn phần cơ thể bị tổn thương của nạn nhân nữa bạn nha!

Bị dị vật đâm vào người

500 anh em nghĩ rằng: Rút vật lạ ra để băng bó.

Cách sơ cứu cần nhớ: Không rút vật nhọn ra, tìm cách cố định vật nhọn và đè chặt hai bên vết thương để cầm máu. Băng bó bằng thun hoặc vải sạch xung quanh vật nhọn, rồi nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.

Những thao tác quyết định sự sống còn khi sơ cấp cứu mà bạn không thể không biết! ảnh 5

Tuyệt đối không được rút vật lạ ra, tránh làm tổn thương các mô, cơ, dây thần kinh... 

Những kiến thức về sơ cấp cứu đều cần phải được cập nhật mỗi năm do các tổ chức chuyên môn nghiên cứu và khuyến nghị. Có rất nhiều những thông tin những cách làm hoặc quan niệm dân gian về sơ cứu đúng ở ngày xưa nhưng bây giờ đã không còn hiệu quả. Thế nên teen luôn phải thường xuyên F5 cho kiến thức sơ cấp cứu, để bảo vệ chính mình và người thân, bạn nha! 

BLU - Nguồn: Survival Skills Vietnam 

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Tại sao các cầu thủ đội tuyển Việt Nam mặc áo đấu không in tên như các đội khác?

Tại sao các cầu thủ đội tuyển Việt Nam mặc áo đấu không in tên như các đội khác?

HHT - Nếu thường xuyên theo dõi các trận đấu của đội tuyển Việt Nam, người hâm mộ có thể nhận ra rằng đã một thời gian khá dài, các cầu thủ mặc áo đấu không in tên. Ngay trong trận đấu vòng loại thứ hai World Cup 2026 khu vực châu Á, áo đấu của ĐT Việt Nam cũng không có tên cầu thủ. Tại sao lại như vậy?
Tại sao cầu thủ ĐT Indonesia khiến Hoàng Đức ngã trong vòng cấm địa lại không bị phạt?

Tại sao cầu thủ ĐT Indonesia khiến Hoàng Đức ngã trong vòng cấm địa lại không bị phạt?

HHT - Trong trận đấu ở vòng loại World Cup 2026 châu Á, có một thời điểm Hoàng Đức của đội tuyển Việt Nam đã đi bóng vào khu vực cấm địa của ĐT Indonesia. Một cầu thủ Indonesia đã tranh bóng khiến Hoàng Đức bị ngã. Nhiều khán giả cho rằng trọng tài cần thổi phạt đền cho ĐT Việt Nam trong tình huống này. Vậy quyết định của trọng tài là sai hay đúng?