Những thông tin quan trọng ghi trên thẻ Căn cước công dân gắn chip, người dùng cần lưu ý

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Một số thông tin trên thẻ Căn cước công dân như số thẻ, ngày cấp, nơi cấp, giới tính... là những mục quan trọng mà người dùng cần lưu ý để thực hiện các thủ tục hành chính.

Ngày cấp Căn cước công dân gắn chip ghi ở vị trí nào trên thẻ?

Đối với Căn cước công dân gắn chíp, theo Điều 3 Thông tư 06/2021/TT-BCA, ngày cấp Căn cước công dân nằm ở mặt sau của thẻ, phía bên trái, mục thứ hai từ trên xuống.

Phía trên ngày cấp Căn cước công dân gắn chip là mục ghi đặc điểm nhận dạng/Personal identification: Đây là đặc điểm cá biệt và ổn định bên ngoài để phân biệt người này với người khác.

Những thông tin quan trọng ghi trên thẻ Căn cước công dân gắn chip, người dùng cần lưu ý ảnh 1

​Phía dưới ngày cấp Căn cước công dân gắn chip lần lượt là con chip điện tử, con dấu, chữ ký của Cục trưởng Cục quản lý hành chính về trật tự xã hội.

Bên phải ngày cấp Căn cước công dân gắn chip là ô vân tay của ngón trỏ trái/Left index finger và ngón trỏ phải/Right index finger của người được cấp thẻ Căn cước công dân gắn chip.

Dưới cùng là dòng ký tự gọi là MRZ.

Số thẻ Căn cước công dân

Số thẻ Căn cước công dân có 12 số. Đây chính là mã định danh cá nhân của công dân. Mỗi công dân đều được cấp một mã định danh duy nhất từ khi sinh ra đến khi mất đi và không lặp lại ở người khác.

12 số Căn cước công dân thể hiện được một số thông tin cơ bản như năm sinh, giới tính, nơi đăng ký khai sinh của công dân.

Những thông tin quan trọng ghi trên thẻ Căn cước công dân gắn chip, người dùng cần lưu ý ảnh 2

(Ảnh minh hoạ từ Internet)

Ngày sinh, nơi thường trú

Ngày sinh, nơi thường trú là các thông tin thường xuyên được yêu cầu cung cấp khi thực hiện thủ tục hành chính, tham gia giao dịch…

Nếu ngày sinh, hộ khẩu thường trú ghi trên Căn cước công dân bị sai, bạn cần đến ngay cơ quan công an để làm lại Căn cước công dân.

Nơi cấp

Đối với thẻ Căn cước công dân gắn chip, nơi cấp thẻ là Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội.

Giới tính

Đối với những người đã chuyển đổi giới tính, nếu chưa làm lại Căn cước công dân và thay đổi thông tin về hộ tịch thì vẫn phải ghi giới tính trong các giấy tờ, thủ tục theo giới tính ghi trên Căn cước công dân.

Những thông tin quan trọng ghi trên thẻ Căn cước công dân gắn chip, người dùng cần lưu ý ảnh 6
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

HHT - Sau khi đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh, cơn bão số 2 (Prapiroon) nhanh chóng giảm cấp, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Áp thấp nhiệt đới này vẫn sẽ gây mưa diện rộng ở miền Bắc nước ta, có những nơi mưa to đến rất to. Mưa sẽ kéo dài đến hôm nào ở miền Bắc nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng?
Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

HHT - Sáng nay 23/7, bão số 2 (bão Prapiroon) đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh nước ta trước khi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Vậy là chuỗi ngày không có bão đổ bộ ở nước ta đã dừng lại ở con số 646 ngày. Chuỗi hơn 600 ngày không có bão đổ bộ lần này, thật kỳ lạ, lại có những điểm trùng hợp với 2 chuỗi ngày không có bão trước đây.
Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

HHT - Cơn bão số 2 (bão Prapiroon) không chỉ có đường đi phức tạp hơn dự báo, mà về cường độ, nó cũng mạnh hơn các dự báo ban đầu. Khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc), sức gió của bão số 2 lên tới 100 km/h, gió giật hơn 130 km/h. Một người dân ở đây đã ghi được video gió dữ dội vào thời điểm bão đổ bộ nơi này.
Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

HHT - Cơn bão số 2 (Prapiroon) không phải là cơn bão duy nhất đang hoạt động trong khu vực. Mà ở phía Nam - Đông Nam của Đài Loan (Trung Quốc) còn đang có một cơn bão khác, mạnh hơn, là bão Gaemi. Trong trường hợp nào thì 2 cơn bão này có thể gây ra hiệu ứng bão kép (bão đôi), và hiệu ứng đó là thế nào?