Những vụ sập cầu thảm khốc nhất trong suốt 50 năm qua

Những vụ sập cầu thảm khốc nhất trong suốt 50 năm qua
HHT - Với nhiều nguyên nhân khác nhau, các vụ sập cầu nghiêm trọng đã xảy ra trên khắp thế giới trong suốt 50 năm qua, gây thiệt hại lớn về người và của.

Sập cầu là một trong những tai nạn trong giao thông "hy hữu”. Theo Time, tần xuất các vụ sập cầu ngày càng dày hơn, phần nguyên nhân lớn nhất là do chính con người gây ra.  Và đây là những vụ sập cầu kinh hoàng nhất trong vòng 50 năm qua.

Những vụ sập cầu thảm khốc nhất trong suốt 50 năm qua ảnh 1

Ảnh: Daily Mail 

Ngày 1/8/2007: Cây cầu qua sông Mississippi, Mỹ, sập xuống làm 13 người chết và 100 người bị thương. Các chuyên gia cho rằng đống chất thải của chim rải rác trên khắp cây cầu nối liền liên bang đã khiến cho các thanh sắt bị gỉ nhanh hơn và đó có thể là nguyên nhân chính.

Những vụ sập cầu thảm khốc nhất trong suốt 50 năm qua ảnh 2
Ảnh: AP

Ngày 29/10/2005: Thảm họa đường sắt Valigonda đã xảy ra tại thị trấn cùng tên ở miền nam tỉnh Hyderabad, bang Andhra Pradesh, Ấn Độ. Các điều tra viên cho biết, một trận lũ quét cuốn phăng cây cầu đường sắt bắc qua sông, khiến đoàn tàu chở khách trật bánh khỏi đường ray. Vụ tai nạn giết chết 114 người và làm hơn 200 người khác bị thương. Do lũ cuốn trôi cây cầu đường sắt trong đêm nên người lái tàu không thể phát hiện mối nguy hiểm.

Những vụ sập cầu thảm khốc nhất trong suốt 50 năm qua ảnh 3
Ảnh: hikariacademy.edu.vn

Ngày 28/8/2003: Tại Ấn Độ đã xảy ra vụ sập cầu Daman làm 25 người tử vong. Cảnh sát vào cuộc, áp đặt lệnh giới nghiêm sau khi người dân thị trấn phẫn nộ, tấn công tòa nhà chính phủ, phản đối về tình trạng kém cỏi trong xây dựng, bảo trì dẫn đến tai nạn thương tâm.

Những vụ sập cầu thảm khốc nhất trong suốt 50 năm qua ảnh 4
Ảnh: alchetron.com

Ngày 4/3/2001: Vụ sập cầu Hintze - Ribeiro Bridge ở Bồ Đào Nha được xem là sự kiện gây bức xúc trong dư luận. Trong khi nguyên nhân sập cầu chưa được làm sáng tỏ thì một thẩm phán đã bác bỏ đơn kiện Viện Navigability Institute và những người lập dự án, làm cho 59 người bị thiệt mạng chưa được bồi thường.

Những vụ sập cầu thảm khốc nhất trong suốt 50 năm qua ảnh 5
Ảnh: complex.com

Ngày 4/1/1999: 49 người bị thiệt mạng và hàng trăm người khác bị thương khi cầu Rainbow Bridge ở Qijiang, Trung Quốc bị sập bất ngờ, Qua điều tra của cảnh sát, thép sử dụng trong xây dựng cầu đã bị "rút ruột" và có chất lượng kém. Nhiều quan chức chính phủ đã phải ra vành móng ngựa, 1 trong số này đã bị tử hình.

Những vụ sập cầu thảm khốc nhất trong suốt 50 năm qua ảnh 6
Chiếc tàu Suvorov. Ảnh: Getty

Ngày 5/6/1983: Con tàu du lịch Aleksandr Suvorov trên sông Volga bất ngờ đâm vào trụ cầu Ulyanovsk khi đang chở đầy hành khách. Lực tác động quá mạnh khiến một thanh dầm cầu rơi thẳng xuống tàu, giết chết 177 người dù Aleksandr Suvorov không chìm.

Những vụ sập cầu thảm khốc nhất trong suốt 50 năm qua ảnh 7
Ảnh: constructible.trimble.com

Ngày 17/7/1981: Hyatt Regency, cầu dành cho người đi bộ ở khách sạn cùng tên tại thành phố Kansas, bang Missouri, Mỹ đã đổ sập khiến 114 người thiệt mạng, 216 người khác bị thương. Theo kết quả điều tra, lỗi thiết kế cùng tình trạng quá tải là nguyên nhân chính gây ra sự cố thảm khốc.

Những vụ sập cầu thảm khốc nhất trong suốt 50 năm qua ảnh 8
Ảnh: usabreakingnews.net

Ngày 15/12/1967: Tai họa kinh hoàng đã diễn ra tại cầu Cầu  Bạc (Silver Bridge) nối liền  Point Pleasant, Virginia với Kanauga, bang Ohio, Mỹ. Đây là cây cầu đã có tuổi thọ tới 39 năm nhưng do ít được bảo dưỡng nên bị gãy "xương sống" và đứt móc cáp treo mạn Ohio, làm 46 người bị thiệt mạng.

Theo doisongphapluat.com
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

HHT - Sau khi đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh, cơn bão số 2 (Prapiroon) nhanh chóng giảm cấp, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Áp thấp nhiệt đới này vẫn sẽ gây mưa diện rộng ở miền Bắc nước ta, có những nơi mưa to đến rất to. Mưa sẽ kéo dài đến hôm nào ở miền Bắc nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng?
Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

HHT - Sáng nay 23/7, bão số 2 (bão Prapiroon) đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh nước ta trước khi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Vậy là chuỗi ngày không có bão đổ bộ ở nước ta đã dừng lại ở con số 646 ngày. Chuỗi hơn 600 ngày không có bão đổ bộ lần này, thật kỳ lạ, lại có những điểm trùng hợp với 2 chuỗi ngày không có bão trước đây.
Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

HHT - Cơn bão số 2 (bão Prapiroon) không chỉ có đường đi phức tạp hơn dự báo, mà về cường độ, nó cũng mạnh hơn các dự báo ban đầu. Khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc), sức gió của bão số 2 lên tới 100 km/h, gió giật hơn 130 km/h. Một người dân ở đây đã ghi được video gió dữ dội vào thời điểm bão đổ bộ nơi này.
Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

HHT - Cơn bão số 2 (Prapiroon) không phải là cơn bão duy nhất đang hoạt động trong khu vực. Mà ở phía Nam - Đông Nam của Đài Loan (Trung Quốc) còn đang có một cơn bão khác, mạnh hơn, là bão Gaemi. Trong trường hợp nào thì 2 cơn bão này có thể gây ra hiệu ứng bão kép (bão đôi), và hiệu ứng đó là thế nào?