“Có hai khả năng tồn tại: Hoặc là chúng ta hoàn toàn cô độc trong vũ trụ này, hoặc là không phải thế. Cả hai khả năng đều đáng sợ như nhau” (Arthur C. Clarke). Đây là một câu nói rất nổi tiếng, vậy theo bạn thì khả năng nào đáng sợ hơn?
Dù mỗi người có niềm tin khác nhau, nhưng giới khoa học chưa từng bỏ cuộc trong hành trình tìm kiếm câu trả lời thực sự cho câu hỏi: Liệu chúng ta có cô độc trong vũ trụ này không?
Theo các nhà khoa học ở ĐH California Riverside (Mỹ) thì câu trả lời là không. Bằng chứng nằm ở một loại khí.
Tìm kiếm sự sống bên ngoài Trái Đất là điều mà giới khoa học vẫn đang theo đuổi. Ảnh minh họa: Harvard University. |
Theo nghiên cứu được đăng trên Tạp chí Vật lý học thiên thể, thì việc họ tìm thấy “khí cười” (cũng có thể gọi là “hơi cười”) - chủ yếu là nitrous oxide (dinitơ monoxide) - trong vũ trụ cho thấy có sự sống trên các hành tinh khác.
Lý do là vì nitrous oxide được tạo ra bởi vật thể sống, nên dấu vết của khí đó trong bầu khí quyển của một số hành tinh nhất định cho thấy rằng những hành tinh đó có thể (đã hoặc đang) có sự sống.
Tất nhiên, cũng như với bất kỳ nghiên cứu nào khác, kết luận trên cũng có những hạn chế. Một số nhà khoa học cho rằng do khí nitrous oxide là một chỉ dấu sinh học ít phổ biến, nên sẽ rất khó dò ra nó ở những thiên hà xa xôi.
Vẫn nhiều nhà khoa học tin rằng có "người" ngoài Trái Đất. Ảnh minh họa: Getty. |
Ngoài ra, cũng có những người nói rằng, rất có thể khí nitrous oxide trong khí quyển của một số hành tinh được tạo ra bởi những hiện tượng khác. Dù gì, trên các hành tinh trong vũ trụ cũng có nhiều hiện tượng mà chúng ta chưa khám phá và giải thích hết được cơ mà.
Vậy là một lần nữa, kết luận về sự sống ngoài Trái Đất vẫn chưa được “chốt”, mà chúng ta lại phải chờ có thêm nhiều nghiên cứu hơn nữa.