Sân bay đẹp nhất nhì thế giới có gì đặc biệt?

Sân bay đẹp nhất nhì thế giới có gì đặc biệt?
HHT - Sân bay này nằm trên đỉnh một ngọn đồi cao 1.371 m so với mực nước biển và trải rộng hơn 800 m2. Bao quanh sân bay dài 1,75 km là các thung lũng xanh tươi.
Sân bay đẹp nhất nhì thế giới có gì đặc biệt? ảnh 1

Ngày 24/9, Thủ tướng Narendra Modi khánh thành sân bay thứ 100 của Ấn Độ ở bang Sikkim, miền đông bắc nước này. Đây được cho là một trong những sân bay đẹp nhất thế giới. Sikkim, một vương quốc trước đây ở dãy Himalaya, là nơi có ngọn núi cao thứ 3 thế giới Kanchenjunga. Sikkim kết nối Tây Tạng, Bhutan và Nepal bằng 8 con đèo.

Sân bay đẹp nhất nhì thế giới có gì đặc biệt? ảnh 2

Sân bay đầu tiên của bang Sikkim tọa lạc ở thị trấn Pakyong, cách thủ phủ Gangtok của bang này khoảng 30 km. Nó được xây dựng trên một sườn núi và người ta gọi đây là “tuyệt tác của kỹ thuật”.

Sân bay đẹp nhất nhì thế giới có gì đặc biệt? ảnh 3

Sân bay nằm trên đỉnh một ngọn đồi ở độ cao 1.371 m so với mực nước biển thuộc làng Pakyong và trải rộng hơn 800 m2. Bao quanh sân bay dài 1,75 km là các thung lũng sâu. Sân bay có hai nơi đỗ xe và một nhà ga, có thể đón tiếp khoảng 100 hành khách cùng lúc.

Sân bay đẹp nhất nhì thế giới có gì đặc biệt? ảnh 4

Địa hình khó khăn và điều kiện thời tiết bất lợi đã khiến dự án xây dựng sân bay kéo dài tới 9 năm. Các kỹ sư tham gia xây dựng phi trường cho hay, thách thức chính là quá trình san phẳng mặt bằng qua những con đường núi hẹp. Thời tiết tại Sikkim với mưa kéo dài từ tháng 4 tới tháng 9 đã gây trở ngại cho quá trình xây dựng. Địa hình đồi núi và địa chấn cao là những thách thức khác mà các kỹ sư phải đối mặt khi làm việc trên các sườn núi đá.

Sân bay đẹp nhất nhì thế giới có gì đặc biệt? ảnh 5

Toàn bộ sân bay, gồm cả đường băng, được xây dựng trên nền địa hình vốn được tạo ra bằng cách dựng một bức tường kè cao tới 80 m ở các thung lũng sâu. Đại diện nhà thầu Punj Lloyd ví đây là một trong những bức tường vững “kiên cố” cao nhất thế giới.

Sân bay đẹp nhất nhì thế giới có gì đặc biệt? ảnh 6

Các chuyến bay thương mại từ Pakyong sẽ chính thức hoạt động từ ngày 4/10. Sân bay này dự kiến giúp thúc đẩy du lịch Sikkim, nơi có nhiều đỉnh núi, sông băng và hồ nước trên núi cao.

Theo saostar.vn
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

HHT - Sau khi đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh, cơn bão số 2 (Prapiroon) nhanh chóng giảm cấp, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Áp thấp nhiệt đới này vẫn sẽ gây mưa diện rộng ở miền Bắc nước ta, có những nơi mưa to đến rất to. Mưa sẽ kéo dài đến hôm nào ở miền Bắc nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng?
Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

HHT - Sáng nay 23/7, bão số 2 (bão Prapiroon) đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh nước ta trước khi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Vậy là chuỗi ngày không có bão đổ bộ ở nước ta đã dừng lại ở con số 646 ngày. Chuỗi hơn 600 ngày không có bão đổ bộ lần này, thật kỳ lạ, lại có những điểm trùng hợp với 2 chuỗi ngày không có bão trước đây.
Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

HHT - Cơn bão số 2 (bão Prapiroon) không chỉ có đường đi phức tạp hơn dự báo, mà về cường độ, nó cũng mạnh hơn các dự báo ban đầu. Khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc), sức gió của bão số 2 lên tới 100 km/h, gió giật hơn 130 km/h. Một người dân ở đây đã ghi được video gió dữ dội vào thời điểm bão đổ bộ nơi này.
Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

HHT - Cơn bão số 2 (Prapiroon) không phải là cơn bão duy nhất đang hoạt động trong khu vực. Mà ở phía Nam - Đông Nam của Đài Loan (Trung Quốc) còn đang có một cơn bão khác, mạnh hơn, là bão Gaemi. Trong trường hợp nào thì 2 cơn bão này có thể gây ra hiệu ứng bão kép (bão đôi), và hiệu ứng đó là thế nào?