Sau vân tay hay khuôn mặt, sắp tới bạn có thể mở khóa điện thoại bằng... hơi thở?

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Nhiều người nghĩ rằng nhận dạng khuôn mặt là phương pháp nhận dạng sinh trắc học an toàn nhất. Nhưng công nghệ này chưa hẳn là tốt nhất vì nếu người dùng đeo khẩu trang thì việc nhận dạng có thể bất tiện hoặc giảm tỷ lệ bảo mật. Mới đây, một nhà nghiên cứu đã tìm ra phương pháp bảo mật mới giúp mở khóa smartphone bằng hơi thở. Nghe có vẻ hơi "dị" phải không nào?

iPhone 12 và các dòng điện thoại cao hơn sẽ có hỗ trợ Face ID ngay cả khi người dùng đeo khẩu trang. Nhưng điều này cũng có nghĩa là tỷ lệ bảo mật giảm đi phần nào. Đó là lý do tại sao các chuyên gia vẫn đang tìm phương pháp bảo mật tốt hơn để thay thế.

Trong thập kỷ qua, chúng ta đã trải nghiệm nhiều phương pháp nhận dạng trên smartphone, có thể kể đến như: Mật khẩu, nhận dạng vân tay, nhận dạng khuôn mặt, vẽ hình... Tuy nhiên, không có phương pháp nào là bảo mật tuyệt đối cả.

Gần đây, các nhà nghiên cứu tại Đại học Kyushu và Đại học Tokyo ở Nhật Bản đã cung cấp một phương pháp mới để mở khóa điện thoại thông minh, cụ thể phương pháp này sẽ nhận dạng hơi thở của người dùng.

Sau vân tay hay khuôn mặt, sắp tới bạn có thể mở khóa điện thoại bằng... hơi thở? ảnh 1

Cảm biến Electronic Nose. (Ảnh: Gizchina)

Để hiểu phương pháp này hoạt động như thế nào, chúng ta phải làm quen với một vài thuật ngữ. Có một cảm biến được gọi là "Electronic nose" sử dụng hệ thống cảm biến giống như khứu giác.

Cảm biến này có thể phân tích các mùi khác nhau trong không khí và có khả năng xác định chính xác các thành phần có trong mùi. Trong ngành công nghiệp thực phẩm, "Electronic nose" được sử dụng để phát hiện loại thực phẩm nào được sử dụng và liệu hương vị có tốt hay không.

Dẫu vậy, thành phần của hơi thở con người rất phức tạp. Chẳng hạn như khi ăn thì hơi thở của mình sẽ thay đổi tương ứng theo đồ ăn. Mặc dù vậy, mỗi chúng ta đều có một số phản ứng hóa học đặc trưng riêng trong hơi thở.

Sau vân tay hay khuôn mặt, sắp tới bạn có thể mở khóa điện thoại bằng... hơi thở? ảnh 2

Hình ảnh nhận dạng bằng khuôn mặt. (Ảnh: CNET)

Theo các học giả, hơi thở chúng ta thở ra có thể được sử dụng để xác định một số bệnh, chẳng hạn như bệnh tiểu đường. Nghiên cứu mà chúng ta đang nói đến cho thấy có ít nhất 28 hợp chất trong một hơi thở. Các học giả đã sử dụng cảm biến có khả năng nhận dạng 16 loại mùi khác nhau.

Ngoài ra, họ đã sử dụng công nghệ học máy (machine learning) để phân tích thành phần hóa học trong hơi thở của mỗi người. Đáng ngạc nhiên, tỷ lệ nhận diện hơi thở chính xác đạt 97,8%. Trong khi đó tỷ lệ nhận diện chính xác của nhận dạng khuôn mặt là 99,97%, còn máy quét dấu vân tay hoạt động ở độ chính xác 98,6%.

Sau vân tay hay khuôn mặt, sắp tới bạn có thể mở khóa điện thoại bằng... hơi thở? ảnh 3

Các nhà nghiên cứu từng phát minh dấu vân tay phổ biến để bẻ khóa smartphone.

Tuy nhiên, quy mô nghiên cứu nhận diện bằng hơi thở còn quá mới và kết quả đưa ra chưa thể được coi là hợp lý. Nói một cách dễ hiểu, công nghệ này vẫn chưa hoàn thiện.

Ngoài các phương pháp thường được sử dụng đã đề cập, chúng ta cũng có thể nhận dạng mống mắt, nhận dạng DNA, quét ống tai, quét tĩnh mạch ngón tay... Tuy nhiên những phương pháp này đều có những điểm yếu nhất định và không an toàn 100%.

Vào năm 2017, một số nhà nghiên cứu đã tạo ra cái gọi là "dấu vân tay phổ biến" có thể mở khóa bất kỳ smartphone nào. Mặc dù dấu vân tay của con người là duy nhất không giống ai, nhưng vẫn có nhiều cách để vượt qua hệ thống nhận dạng.

Sau vân tay hay khuôn mặt, sắp tới bạn có thể mở khóa điện thoại bằng... hơi thở? ảnh 7
Theo Gizchina
MỚI - NÓNG
Học sinh trường Tiểu học Tràng An tham gia màn đồng diễn xác lập kỷ lục Việt Nam
Học sinh trường Tiểu học Tràng An tham gia màn đồng diễn xác lập kỷ lục Việt Nam
HHT - Ngày 18/3, trường Tiểu học Chất lượng cao Tràng An (Hà Nội) tổ chức Ngày hội “Thiếu nhi vui khỏe - Liên hoan Chiến sĩ nhỏ Điện Biên - Xác lập kỷ lục Việt Nam” chào mừng kỷ niệm niệm 93 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024); 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Có thể bạn quan tâm