Sự kiện Apple: iPhone 13 xanh lá, iPhone SE 2022, iPad Air M1 và chip M1 Ultra trình làng

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Sự kiện Peek Performance đã chính thức diễn ra vào lúc 10h sáng ngày 8/3 (theo giờ Mỹ), tức 1h ngày 9/3 (theo giờ Việt Nam). Các sản phẩm hot nhất đều đã xuất hiện bao gồm iPhone SE 3, iPad Air 2022, iPhone 13 màu xanh lá và chip Apple M1 Ultra.

iPhone 13 và 13 Pro màu Green

Trong sự kiện này, Apple đã cho ra mắt một phiên bản màu sắc mới của iPhone 13 và iPhone 13 Pro đó là màu Green (xanh lá). Cụ thể, Apple mang đến cho iPhone 13 phiên bản màu Green và iPhone 13 Pro màu Alpine Green. Phiên bản màu Alpine sẽ đậm hơn một chút so với màu Green.

Năm ngoái, nhà Táo cũng đã làm điều tương tự với iPhone 12 khi trình làng tùy chọn màu tím của chiếc iPhone này. Dự kiến, iPhone 13 Green sẽ tạo nên "cơn sốt" trong cộng đồng công nghệ nói chung và các iFan nói riêng.

Sự kiện Apple: iPhone 13 xanh lá, iPhone SE 2022, iPad Air M1 và chip M1 Ultra trình làng ảnh 1

iPhone SE 2022

iPhone SE 2022 chính thức ra mắt với thiết kế tương tự như iPhone SE 2020. Máy vẫn có nút Home vật lý tích hợp Touch ID. Cùng với đó là ba lựa chọn màu sắc đen, trắng và đỏ. Mặt lưng của iPhone SE 2022 làm bằng kính giống iPhone 13, đồng thời có chuẩn chống nước, chống bụi IP67.

Sự kiện Apple: iPhone 13 xanh lá, iPhone SE 2022, iPad Air M1 và chip M1 Ultra trình làng ảnh 2

Về phần cứng, iPhone SE 3 trang bị vi xử lý A15 Bionic, con chip mạnh mẽ nhất của Apple ở thời điểm hiện tại. Con chip này nhanh hơn 26 lần so với iPhone 8. 5G giờ đã trở nên quá phổ biến nên không có gì ngạc nhiên khi nó cũng xuất hiện trên chiếc iPhone này.

Sự kiện Apple: iPhone 13 xanh lá, iPhone SE 2022, iPad Air M1 và chip M1 Ultra trình làng ảnh 3

Phía sau của iPhone SE 3 vẫn là camera đơn với độ phân giải 12MP. Camera này hỗ trợ Deep Fusion, tính năng Smart HDR 4 cùng công nghệ chụp ảnh điện toán mạnh mẽ và tính năng Picture Styles giống như iPhone 13. Giá bán khởi điểm của máy là 429 USD (khoảng 9,7 triệu đồng).

iPad Air M1

Thiết kế của iPad Air M1 không khác nhiều so với iPad Air 2020. Máy sở hữu màn hình Liquid Retina camera cùng camera trước 12MP, hỗ trợ thêm tính năng Center Stage cho các cuộc gọi video. Máy có 5 lựa chọn màu sắc bao gồm Ghi, Trắng, Hồng, Tím và Xanh dương.

Sự kiện Apple: iPhone 13 xanh lá, iPhone SE 2022, iPad Air M1 và chip M1 Ultra trình làng ảnh 4

Điều làm cho iPad Air M1 trở nên đặc biệt đó chính là con chip M1 cao cấp. Việc sở hữu chip M1 đã nâng hiệu năng của máy lên ngang tầm với iPad Pro M1. Con chip này nhanh hơn 60% so với A14 và nhanh hơn cả máy tính bảng nhanh nhất hiện tại. Máy còn hỗ trợ công nghệ 5G tốc độ cao.

Sự kiện Apple: iPhone 13 xanh lá, iPhone SE 2022, iPad Air M1 và chip M1 Ultra trình làng ảnh 5

Giá khởi điểm của iPad Air M1 là 599 USD (khoảng 13.6 triệu đồng). Máy có hai tùy chọn bộ nhớ 64GB và 256GB.

Chip Apple M1 Ultra

‌M1‌ Ultra là sự kết hợp của hai con chip M1 Max, được kết nối với nhau bằng công nghệ die-to-die gọi là “UltraFusion”. Con chip cao cấp nhất mới của ‌Apple Silicon‌ có 114 tỷ bóng bán dẫn với khả năng hỗ trợ bộ nhớ băng thông cao hơn ở 800GB/s.

Sự kiện Apple: iPhone 13 xanh lá, iPhone SE 2022, iPad Air M1 và chip M1 Ultra trình làng ảnh 6

‌M1‌ Ultra có CPU 20 lõi, trong đó có 16 lõi hiệu suất cao và 4 lõi hiệu quả. ‌Con chip này hỗ trợ bộ nhớ lên đến 128GB, tăng từ 64GB của M1 Pro và ‌M1 Max‌. Về đồ họa, ‌M1‌ Ultra có GPU 64 lõi, cung cấp đồ họa nhanh hơn gấp 8 lần so với ‌M1‌. ‌Con chip này còn có Neural Engine 32 lõi có thể vận hành 22 nghìn tỷ hoạt động mỗi giây.

Sự kiện Apple: iPhone 13 xanh lá, iPhone SE 2022, iPad Air M1 và chip M1 Ultra trình làng ảnh 10
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

HHT - Sau khi đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh, cơn bão số 2 (Prapiroon) nhanh chóng giảm cấp, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Áp thấp nhiệt đới này vẫn sẽ gây mưa diện rộng ở miền Bắc nước ta, có những nơi mưa to đến rất to. Mưa sẽ kéo dài đến hôm nào ở miền Bắc nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng?
Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

HHT - Sáng nay 23/7, bão số 2 (bão Prapiroon) đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh nước ta trước khi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Vậy là chuỗi ngày không có bão đổ bộ ở nước ta đã dừng lại ở con số 646 ngày. Chuỗi hơn 600 ngày không có bão đổ bộ lần này, thật kỳ lạ, lại có những điểm trùng hợp với 2 chuỗi ngày không có bão trước đây.
Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

HHT - Cơn bão số 2 (bão Prapiroon) không chỉ có đường đi phức tạp hơn dự báo, mà về cường độ, nó cũng mạnh hơn các dự báo ban đầu. Khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc), sức gió của bão số 2 lên tới 100 km/h, gió giật hơn 130 km/h. Một người dân ở đây đã ghi được video gió dữ dội vào thời điểm bão đổ bộ nơi này.
Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

HHT - Cơn bão số 2 (Prapiroon) không phải là cơn bão duy nhất đang hoạt động trong khu vực. Mà ở phía Nam - Đông Nam của Đài Loan (Trung Quốc) còn đang có một cơn bão khác, mạnh hơn, là bão Gaemi. Trong trường hợp nào thì 2 cơn bão này có thể gây ra hiệu ứng bão kép (bão đôi), và hiệu ứng đó là thế nào?