Sự thật có thể bạn chưa biết về châu Phi

Sự thật có thể bạn chưa biết về châu Phi
HHT - Châu Phi là cái nôi của mọi nền văn minh, là một trong những châu lục đẹp và đa dạng nhất hành tinh. Đây là những điều có thể bạn chưa biết về châu Phi.
Sự thật có thể bạn chưa biết về châu Phi ảnh 1
Nói tiếng Pháp. Thật đáng ngạc nhiên khi có nhiều người nói tiếng Pháp ở châu Phi hơn ở Pháp.
Sự thật có thể bạn chưa biết về châu Phi ảnh 2
Cao nguyên Lesotho. Lesotho thực sự là một quốc gia độc đáo ở châu Phi. Đây là quốc gia duy nhất trên thế giới không có phần lãnh thổ nào dưới 1000 mét so với mực nước biển.
Sự thật có thể bạn chưa biết về châu Phi ảnh 3
Nhanh và nguy hiểm. Hầu hết các vận động viên chạy nhanh nhất và chạy marathon vĩ đại nhất trên thế giới đều đến từ một bộ lạc ở Kenya có tên là Kalenjins.
Sự thật có thể bạn chưa biết về châu Phi ảnh 4
Facebook ở châu Phi. Có một quan niệm sai lầm rằng châu Phi đi sau về công nghệ. Thực tế là có 100 triệu người dùng Facebook ở châu Phi. Điều này chứng minh rằng, người dân ở lục địa này được cập nhật công nghệ rất nhanh.
Sự thật có thể bạn chưa biết về châu Phi ảnh 5
ia chuối. Châu Phi là nơi có nhiều món ăn lạ, có một loại bia đặc biệt được chế biến từ chuối, là thức uống vô cùng độc đáo ở khu vực này.
Sự thật có thể bạn chưa biết về châu Phi ảnh 6
Vùng đất vàng. Gần một nửa số vàng được khai thác trên trái đất là từ Witwatersrand, Nam Phi.
Sự thật có thể bạn chưa biết về châu Phi ảnh 7
Đệ nhất phu nhân đi vào lịch sử. Graca Machel là người đầu tiên trên thế giới trở thành đệ nhất phu nhân của hai quốc gia, đó là Mozambique và Nam Phi.
Sự thật có thể bạn chưa biết về châu Phi ảnh 8
Số trường hợp bạch tạng cao nhất trên thế giới đã được ghi nhận ở Tanzania. Một thực tế là người bạch tạng luôn sống trong nỗi lo sợ bị giết hại để lấy các bộ phận cơ thể làm thuốc theo quan niệm của một số thầy phù thủy.
Sự thật có thể bạn chưa biết về châu Phi ảnh 9
Ý thức thời trang khác biệt. Bộ lạc Mursi ở châu Phi nổi tiếng với thời trang rất đặc biệt. Hầu hết các phụ nữ trong bộ lạc đeo khuyên môi có kích cỡ đường kính gần 5 inch.
Theo vov.vn
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

HHT - Sau khi đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh, cơn bão số 2 (Prapiroon) nhanh chóng giảm cấp, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Áp thấp nhiệt đới này vẫn sẽ gây mưa diện rộng ở miền Bắc nước ta, có những nơi mưa to đến rất to. Mưa sẽ kéo dài đến hôm nào ở miền Bắc nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng?
Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

HHT - Sáng nay 23/7, bão số 2 (bão Prapiroon) đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh nước ta trước khi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Vậy là chuỗi ngày không có bão đổ bộ ở nước ta đã dừng lại ở con số 646 ngày. Chuỗi hơn 600 ngày không có bão đổ bộ lần này, thật kỳ lạ, lại có những điểm trùng hợp với 2 chuỗi ngày không có bão trước đây.
Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

HHT - Cơn bão số 2 (bão Prapiroon) không chỉ có đường đi phức tạp hơn dự báo, mà về cường độ, nó cũng mạnh hơn các dự báo ban đầu. Khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc), sức gió của bão số 2 lên tới 100 km/h, gió giật hơn 130 km/h. Một người dân ở đây đã ghi được video gió dữ dội vào thời điểm bão đổ bộ nơi này.
Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

HHT - Cơn bão số 2 (Prapiroon) không phải là cơn bão duy nhất đang hoạt động trong khu vực. Mà ở phía Nam - Đông Nam của Đài Loan (Trung Quốc) còn đang có một cơn bão khác, mạnh hơn, là bão Gaemi. Trong trường hợp nào thì 2 cơn bão này có thể gây ra hiệu ứng bão kép (bão đôi), và hiệu ứng đó là thế nào?