Tài khoản định danh cá nhân có thể dùng thay thế cho Sổ hộ khẩu giấy như thế nào?

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, Nhà nước đang dần bãi bỏ các loại Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú giấy... để quản lý bằng hệ thống điện tử. Theo đó, người dân có thể sử dụng tài khoản định danh cá nhân dùng thay Sổ hộ khẩu trong các thủ tục hành chính.

Tài khoản định danh là gì?

Để quản lý thống nhất thông tin trên môi trường điện tử, Nhà nước gắn cho mỗi cá nhân, tổ chức một danh tính điện tử riêng.

Việc đăng ký, đối soát, tạo lập và gắn danh tính điện tử với mỗi cá nhân, tổ chức được gọi là định danh điện tử.

Hoạt động định danh và danh tính điện tử được quản lý bởi một hệ thống chung do Bộ Công an xây dựng. Thông qua hệ thống này, cá nhân, tổ chức có thể thực hiện việc đăng ký, tạo lập và quản lý tài khoản định danh điện tử của chính mình.

Điều 3 Nghị định 59/2022/NĐ-CP giải thích: Tài khoản định danh điện tử là tập hợp gồm tên đăng nhập, mật khẩu hoặc hình thức xác thực khác.

Trong tài khoản định danh điện tử được đồng bộ các thông tin cơ bản về nhân thân như: Họ tên, ngày tháng năm sinh, quê quán, giới tính... và cả các giấy tờ, thông tin quan quan trọng khác như thẻ bảo hiểm y tế, giấy phép lái xe, mã số thuế...

Danh tính, tài khoản định danh của mỗi cá nhân, tổ chức đều sử dụng duy nhất một mã số là mã định danh. Số này được cấp từ khi sinh ra đến khi mất đi và không lặp lại ở người khác.

Đối với cá nhân, Điều 13 Nghị định 137/2015/NĐ-CP quy định số định danh cá nhân là dãy số tự nhiên gồm 12 số, trong đó 06 số đầu lần lượt là mã thế kỷ sinh, mã giới tính, mã năm sinh, mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh và 06 số cuối cùng là khoảng số ngẫu nhiên.

Tài khoản định danh cá nhân có thể dùng thay thế cho Sổ hộ khẩu giấy như thế nào? ảnh 1

(Ảnh minh hoạ từ Internet)

Tài khoản định danh cá nhân dùng thay Sổ hộ khẩu như thế nào?

Trước kia, khi công nghệ thông tin chưa thực sự phát triển và cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư chưa ra đời, các cơ quan Nhà nước chủ yếu quản lý thông tin người dân bằng giấy tờ, sổ sách.

Chính vì vậy mà Sổ hộ khẩu trở thành một trong những giấy tờ không thể thiếu để chứng minh nhân thân, nơi cư trú trong các giao dịch, thủ tục hành chính.

Tuy nhiên trong những năm gần đây, nước ta đã có sự phát triển vượt bậc về công nghệ thông tin và hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia được đưa vào hoạt động ở nhiều lĩnh vực. Các loại giấy tờ, sổ sách dần được thay thế, quản lý thống nhất trên môi trường điện tử.

Tại Nghị quyết số 121/NQ-CP ngày 11/9/2022, Chính phủ đã giao Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố rà soát, điều chỉnh, bãi bỏ các quy định yêu cầu xuất trình Sổ hộ khẩu để sử dụng thẻ Căn cước, định danh điện tử, dữ liệu dân cư khi thực hiện các giao dịch, thủ tục hành chính cho công dân.

Theo đó, người dân có thể sử dụng Căn cước công dân, tài khoản định danh cá nhân thay thế Sổ hộ khẩu để chứng minh nhân thân, cư trú khi thực hiện các thủ tục hành chính.

Cụ thể, Điều 13 Nghị định 59 quy định tài khoản định danh cá nhân của công dân Việt Nam có 2 mức độ với giá trị sử dụng như sau:

Tài khoản định danh cá nhân có thể dùng thay thế cho Sổ hộ khẩu giấy như thế nào? ảnh 2

Để sử dụng tài khoản định danh cá nhân mức độ 1, công dân Việt Nam đã có thẻ Căn cước công dân gắn chíp điện tử có thể tự đăng ký thông qua ứng dụng VNelD trên điện thoại.

Với tài khoản định danh mức độ 2, công dân phải trực tiếp đến Công an xã, phường, thị trấn hoặc nơi làm thủ tục cấp Căn cước công dân để làm thủ tục.

Theo khoản 3 Điều 38 Luật Cư trú, Sổ hộ khẩu chỉ được sử dụng và có giá trị như giấy tờ, tài liệu xác nhận về cư trú cho đến hết ngày 31/12/2022. Từ ngày 01/01/2023, Sổ hộ khẩu giấy chính thức bị “khai tử”.

Tài khoản định danh cá nhân có thể dùng thay thế cho Sổ hộ khẩu giấy như thế nào? ảnh 6
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

HHT - Sau khi đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh, cơn bão số 2 (Prapiroon) nhanh chóng giảm cấp, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Áp thấp nhiệt đới này vẫn sẽ gây mưa diện rộng ở miền Bắc nước ta, có những nơi mưa to đến rất to. Mưa sẽ kéo dài đến hôm nào ở miền Bắc nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng?
Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

HHT - Sáng nay 23/7, bão số 2 (bão Prapiroon) đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh nước ta trước khi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Vậy là chuỗi ngày không có bão đổ bộ ở nước ta đã dừng lại ở con số 646 ngày. Chuỗi hơn 600 ngày không có bão đổ bộ lần này, thật kỳ lạ, lại có những điểm trùng hợp với 2 chuỗi ngày không có bão trước đây.
Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

HHT - Cơn bão số 2 (bão Prapiroon) không chỉ có đường đi phức tạp hơn dự báo, mà về cường độ, nó cũng mạnh hơn các dự báo ban đầu. Khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc), sức gió của bão số 2 lên tới 100 km/h, gió giật hơn 130 km/h. Một người dân ở đây đã ghi được video gió dữ dội vào thời điểm bão đổ bộ nơi này.
Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

HHT - Cơn bão số 2 (Prapiroon) không phải là cơn bão duy nhất đang hoạt động trong khu vực. Mà ở phía Nam - Đông Nam của Đài Loan (Trung Quốc) còn đang có một cơn bão khác, mạnh hơn, là bão Gaemi. Trong trường hợp nào thì 2 cơn bão này có thể gây ra hiệu ứng bão kép (bão đôi), và hiệu ứng đó là thế nào?