Tai nạn ám ảnh nhất lịch sử thứ Sáu ngày 13: Xẻ thịt người để sống sót qua 72 ngày

Tai nạn ám ảnh nhất lịch sử thứ Sáu ngày 13: Xẻ thịt người để sống sót qua 72 ngày
HHT - Để giữ được mạng sống của mình, những người vượt qua thảm họa máy bay này đã vận dụng bản năng sinh tồn để thoát nạn, dù trên nhiều phương diện thì điều ấy khá tàn nhẫn.

Đối với nhiều người, thứ Sáu ngày 13 luôn mang lại sự xui xẻo, đen đủi. Dù đã có nhiều nghiên cứu chứng minh rằng ngày này chỉ trở nên đáng sợ và ám ảnh tiềm thức con người khi họ đặt niềm tin quá mức vào nó, nhưng những câu chuyện kinh hoàng xảy ra vào thứ Sáu ngày 13 vẫn được nhắc đi nhắc lại tới tận ngày hôm nay.

Và một trong những thảm họa kinh hoàng nhất từng xảy ra trong lịch sử thứ Sáu ngày 13, phải kể tới vụ tai nạn máy bay ở dãy Andes hồi năm 1972. 

Chiếc máy bay tan tành sau vụ tai nạn.

Đúng thứ Sáu ngày 13 tháng 10 năm 1972, chiếc máy bay chở đội bóng bầu dục Montevideo Old Christians trên đường từ Montevideo, Uruguay đến Santiago, Chile để thi đấu đã gặp nạn.

Chiếc phi cơ chở 45 người đâm vào núi Andes. Một số người tử vong ngay lập tức do bị hút ra từ lỗ thủng trên thân máy bay. Phi cơ mất cánh, đâm sầm xuống đỉnh núi phủ đầy tuyết. Chỉ có 27 người sống sót sau cú va chạm khủng khiếp. 27 người còn lại của đội bóng bầu dục đã làm mọi cách để có thể sống sót trong 72 ngày tiếp theo.

Cuộc chiến sinh tồn khốc liệt

Ngày thứ 7 sau vụ tai nạn, đầu óc và cơ thể của toàn đội bắt đầu suy kiệt. Thực phẩm và nước uống có sẵn trên máy bay cạn dần. Mọi hy vọng về việc được tìm thấy và cứu sống tắt hẳn. Màu sơn của phi cơ hòa cùng màu tuyết nên máy bay cứu nạn không thể xác định vị trí của toàn đội. Tới ngày thứ 11, cả đội tìm thấy một chiếc đài và lắng nghe bản tin thời sự. Âm thanh tuy rè nhưng cũng đủ khiến họ thất vọng đến cùng cực khi biết rằng cuộc tìm kiếm đã ngừng lại.

Những người sống sót đang phơi nắng trên nền tuyết trắng muốt.

Cả đội quyết định tự mình tìm cách thoát thân. Bằng kiến thức sinh tồn của mình, họ tự tạo giày đi tuyết bằng đệm ghế, bẻ tấm chắn nắng ở buồng lái để chế kính ngăn chứng mù tuyết.

Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất vẫn là lương thực. Những món đồ ăn vặt không thể khiến cả đội cầm cự lâu. Giữa đỉnh núi cao tuyết trắng, lấy đâu ra cây cối hay thú vật? Sự tuyệt vọng dâng lên cao, đám đông quyết định sẽ thuận theo bản năng sinh tồn tự nhiên để giữ lấy mạng dù đó là điều rất khó khăn: Ăn thịt những người đã chết.

Nando Parrado, một thành viên trong đội, kể lại trong cuốn hồi ký xuất bản năm 2006 rằng: "Cơn đói khiến chúng tôi sục sạo khắp nơi dù thực tế chẳng còn gì sót lại. Chúng tôi đã ăn cả mảnh da bọc hành lý, tìm rơm rạ trong đệm ghế. Vây quanh cả đội là băng, đá, nhôm nhựa. Ban đầu, ai cũng dằn vặt trong đau khổ và thấy có lỗi với người đã khuất. Họ đều là bạn học và bạn thân của chúng tôi".

Tai nạn ám ảnh nhất lịch sử thứ Sáu ngày 13: Xẻ thịt người để sống sót qua 72 ngày ảnh 3

"Tuy nhiên, sau vài ngày bị cơn đói hành hạ, chúng tôi buộc phải làm liều. Khoảng 3, 4 người sẽ tới góc khuất, xẻ thịt những cái xác đông cứng nhưng không tiết lộ đó là của ai. Cả đội thỏa thuận rằng nếu có thêm ai qua đời thì người ấy sẽ hiến thân để cứu sống những người còn lại".

Cả đội chia nhau làm những công việc nhỏ cho hết ngày. Nhóm thì dọn dẹp khoang máy bay để mở rộng chỗ ngủ. Nhóm thì làm tan tuyết để lấy nước uống. Nhóm thì xẻ thịt và chia phần. Ai ai cũng lặng lẽ. Thi thoảng, họ ngước lên trời để tìm kiếm một thứ gì đó phá vỡ sự tĩnh lặng. Nhưng không, chẳng có gì hết.

Những người đợi ở khu vực phi cơ gặp nạn vui mừng vẫy tay với máy bay cứu hộ.

Cả đội cố gắng vượt qua từng ngày một. Tuy nhiên, thời tiết quá khắc nghiệt cùng trận tuyết lở đột ngột đã khiến thêm 11 người nữa tử vong. Những người còn lại bị chôn chặt trong máy bay bởi tuyết đã vùi lấp họ. Quá tuyệt vọng, họ buộc phải xẻ thịt những người mới qua đời bằng mảnh thủy tinh để có thể tiếp tục sống sót sau 3 ngày chịu cảnh không thức ăn, nước uống, quần áo ướt sũng vì giá rét.

Tới ngày 1/11, bão cuối cùng cũng chịu tan, nắng lên và cả đội được sưởi ấm. Họ mất tiếp 8 ngày để dọn sạch khoang hành khách và đưa 8 thi thể ra ngoài. Những người đàn ông sống sót qua trận bão tuyết đã có thêm niềm tin lẫn quyết tâm để tìm đường thoát khỏi đỉnh núi.

Vài người trong nhóm ở lại chỗ cũ đợi tin. 2 người khác thì đi bộ về hướng đông, vắt kiệt sức suốt 9 ngày dài tới khi nhận thấy tuyết dưới chân mình mỏng dần, cây cỏ xuất hiện. Cuối cùng, họ cũng may mắn gặp được người dân sống ở một thung lũng hẻo lánh thuộc Los Maitenes.

Tai nạn thảm khốc và sự giằng xé trong tâm can những người sống sót

Sáng ngày 22/12/1972, tức 72 ngày sau khi các cầu thủ đội bóng Old Christans mắc kẹt trên dãy núi Andes, trực thăng cứu nạn mới tìm được tới họ. Tuy nhiên, ngày toàn đội trở về nhà cũng là lúc họ phải đưa ra lời giải thích cho gia đình những người đã mất và cả xã hội về những gì đã xảy ra trên núi.

Ngôi mộ tưởng nhớ những nạn nhân xấu số trên đỉnh Andes.

Dù những cầu thủ đã cố gắng giấu truyền thông về chuyện ăn thịt bạn bè mình trong nỗi ê chề, nhưng những bức ảnh chụp lại hiện trường những cái xác bị mổ xẻ vẫn được đưa lên mặt báo Chile. Về sau, các cầu thủ quyết định kể lại câu chuyện của riêng mình giữa hội trường đông người để bày tỏ sự giằng xé bế tắc giữa sự sống và cái chết.

Câu chuyện của họ dĩ nhiên đã gây ra rất nhiều tranh cãi. Có người khó chấp nhận, có người thấu hiểu. Gia đình những người gặp nạn cũng bày tỏ lòng cảm thông bởi đó là cách duy nhất mà cả nhóm có thể làm lúc bấy giờ. Xét về mặt thực tế, các chàng trai đã rơi vào trạng thái bất đắc dĩ và họ chẳng giết ai cả. Tuy nhiên, sự dằn vặt sẽ đeo bám họ tới suốt cuộc đời. Vụ tai nạn máy bay trên đỉnh Andes sẽ mãi được nhắc tới như thảm họa kinh hoàng nhất từng xảy ra trong lịch sử thứ Sáu ngày 13.

Theo WSJ
MỚI - NÓNG
Dịp lễ 30/4 - 1/5, Hà Nội có nóng lên tới 41 độ C như ứng dụng thời tiết dự báo?
Dịp lễ 30/4 - 1/5, Hà Nội có nóng lên tới 41 độ C như ứng dụng thời tiết dự báo?
HHT - Nắng nóng sẽ diễn ra tại hầu hết các địa phương trên cả nước trong dịp nghỉ lễ, nếu có kế hoạch du lịch, vui chơi ngoài trời cần chú ý bảo vệ sức khỏe, tăng cường chống nắng tránh nguy cơ say nóng, đột quỵ. Thế nhưng liệu Hà Nội có nóng tới tận 41 độ C như dự báo của các ứng dụng thời tiết?

Có thể bạn quan tâm

Bầu trời Dubai bỗng chuyển màu xanh lá cây giữa mưa bão lịch sử, là hiện tượng gì?

Bầu trời Dubai bỗng chuyển màu xanh lá cây giữa mưa bão lịch sử, là hiện tượng gì?

HHT - Trong lúc mưa bão chưa từng có tiền lệ đang diễn ra, bầu trời ở thành phố Dubai (UAE) bỗng nhiên chuyển thành màu xanh lá cây và không khí dường như có một lớp bụi. Hình ảnh này khiến nhiều người sợ hãi, cho rằng trông giống như trong các bộ phim về thảm họa thiên nhiên. Vậy hiện tượng này được giải thích thế nào?
Vì sao độ ẩm cao gây cảm giác nóng hơn vào mùa Hè và lạnh hơn vào mùa Đông?

Vì sao độ ẩm cao gây cảm giác nóng hơn vào mùa Hè và lạnh hơn vào mùa Đông?

HHT - Thời tiết miền Bắc đang nóng và ẩm, chính độ ẩm cao lại khiến nhiệt độ cảm nhận thực tế ngoài trời cao hơn nhiệt độ không khí, tức là con người cảm thấy nóng hơn. Nhưng vào mùa Đông, độ ẩm cao ở miền Bắc lại gây cảm giác lạnh hơn. Tại sao cùng là độ ẩm cao mà lại tạo những hiệu ứng trái ngược như vậy?