Tháng lễ nhịn ăn Ramadan ở các nước Hồi giáo có thực sự "đáng sợ" như bạn nghĩ?

Tháng lễ nhịn ăn Ramadan ở các nước Hồi giáo có thực sự "đáng sợ" như bạn nghĩ?
HHT - Ramadan được cho là một trong những tháng lễ thiêng liêng nhất của người Hồi giáo trên khắp thế giới. Nếu bạn chọn đi du lịch tới các nước này vào dịp Hè từ tháng 4-6, hãy tìm hiểu về tháng lễ Ramadan để nhé.

Người Hồi giáo sẽ làm gì trong tháng lễ Ramadan?

Tháng lễ nhịn ăn Ramadan ở các nước Hồi giáo có thực sự "đáng sợ" như bạn nghĩ? ảnh 1
Tất cả người Hồi giáo trưởng thành đều sẽ nhịn ăn từ lúc mặt trời mọc đến khi mặt trời lặn

Tháng lễ Ramadan hay bị hiểu nhầm là “tháng nhịn ăn” hoặc “tháng ăn chay” nhưng thật ra không hẳn là như vậy. Trong tháng lễ này, họ vẫn ăn bình thường và không kiêng khem, chỉ thay đổi giờ ăn một chút. Lượng thực phẩm tiêu thụ trong mùa Ramadan luôn cao hơn rất nhiều so với ngày thường chứ không hề ít hơn, do hầu hết các siêu thị đều sale mạnh trong những ngày này.

Điểm quan trọng nhất trong tháng lễ Ramadan là tất cả người Hồi giáo trưởng thành đều sẽ nhịn ăn từ lúc mặt trời mọc đến khi mặt trời lặn (fast). Việc nhịn ăn bao gồm cả uống nước, uống cafe, hút thuốc,… nghĩa là không đưa bất cứ thứ gì vào miệng. Bữa ăn đầu tiên trong ngày được gọi là Iftar diễn ra vào buổi chiều tối sau khi tiếng chuông báo hiệu vang lên từ các nhà cầu nguyện (thường là sau 6 giờ tối). Họ sẽ được ăn uống suốt đêm để nạp năng lượng cho đến bữa ăn cuối cùng trước khi mặt trời mọc, hay còn gọi là Suhoor. Việc nhịn ăn vẫn có ngoại lệ dành cho trẻ em, phụ nữ có thai, người có bệnh đặc biệt.

Tháng lễ nhịn ăn Ramadan ở các nước Hồi giáo có thực sự "đáng sợ" như bạn nghĩ? ảnh 2
Họ sẽ được ăn uống suốt đêm để nạp năng lượng cho đến bữa ăn cuối cùng trước khi mặt trời mọc

Đối với người Hồi giáo, việc nhịn ăn có ý nghĩa rất thiêng liêng bao gồm cả việc tẩy sạch mọi ô uế trong tâm hồn, nâng cao khả năng kiên trì và sức chịu đựng, đồng cảm với khó khăn và đói khổ của người nghèo khó. Ngoài việc nhịn ăn thì họ sẽ đến các đền thờ để đọc kinh Quran nhiều lần trong ngày, đặc biệt họ sẽ tích cực tổ chức quyên góp và làm từ thiện.

Đối với các siêu thị và trung tâm thương mại, tháng lễ Ramadan còn là dịp để “sale sập sàn” tất cả các mặt hàng để thu hút mua sắm từ người dân. Các nhà cầu nguyện luôn chuẩn bị bữa ăn Iftar miễn phí cho mọi người dân Hồi giáo đến cầu nguyện. Bạn sẽ cực ngạc nhiên khi thấy họ xếp hàng trong trật tự để lấy bữa ăn Iftar và ngồi im lặng chờ tiếng chuông báo hiệu giờ ăn mới dùng bữa. Các gia đình giàu có sẽ trang trí khu nhà của họ cực lộng lẫy và tổ chức ăn uống linh đình cả đêm.

Tháng lễ nhịn ăn Ramadan ở các nước Hồi giáo có thực sự "đáng sợ" như bạn nghĩ? ảnh 3
Các gia đình giàu có sẽ tổ chức ăn uống linh đình cả đêm.

Đối với khách du lịch, thật không dễ dàng khi đi chơi vào tháng lễ Ramadan vì chúng ta buộc phải tôn trọng văn hóa cuả họ, không ăn uống ở nơi công cộng. Đa số các nhà hàng địa phương sẽ đóng cửa vào buổi sáng và chỉ mở vào buổi tối. Một số trung tâm thương mại nổi tiếng vẫn mở cửa các quán ăn để phục vụ nhưng họ buộc phải che rèm kín đáo. Ngoài ra, chúng ta cũng cần lưu ý không mặc trang phục quá thoáng và thoải mái trong tháng lễ này.

Những điều thú vị về tháng lễ Ramadan

Tháng lễ nhịn ăn Ramadan ở các nước Hồi giáo có thực sự "đáng sợ" như bạn nghĩ? ảnh 4
Người Hồi giáo sẽ ăn mừng khi kết thúc tháng lễ Ramadan bằng một ngày lễ gọi là Eid al Fitr

Tháng lễ Ramadan không có ngày cố định hàng năm mà được tính toán kết hợp giữa thiên văn và sự vận động của mặt trăng, tuy nhiên tháng lễ này luôn rơi vào tháng 9 theo lịch Hồi giáo. Ngày cụ thể của tháng lễ sẽ được thông báo sau khi quan sát mặt trăng từ thánh địa Mecca tại đất nước Saudi Arabia (hay còn gọi là Ả Rập Xê Út), và được áp dụng cho tất cả các nước Hồi giáo còn lại. Tuy nhiên, lịch cũng có thể xê dịch vài ngày sau khi đã thông báo tùy thuộc vào việc quan sát mặt trăng thay đổi như thế nào.

Tháng lễ nhịn ăn Ramadan ở các nước Hồi giáo có thực sự "đáng sợ" như bạn nghĩ? ảnh 5
Trong tháng lễ này, giờ làm việc của người Hồi giáo sẽ được rút ngắn

Trong tháng lễ này, giờ làm việc của người Hồi giáo sẽ được rút ngắn. Đa số họ sẽ làm từ 8 giờ sáng đến 2-3 giờ chiều. Các văn phòng, công sở,… cũng tuân theo lịch làm việc như trên nên bạn cần lưu ý nếu muốn liên hệ với chính phủ nước sở tại khi đi du lịch.

Người Hồi giáo sẽ ăn mừng khi kết thúc tháng lễ Ramadan bằng một ngày lễ gọi là Eid al Fitr diễn ra ngay sau đó. Họ tin rằng mọi tín đồ Hồi giáo ngoan đạo đều sẽ được thần linh che chở sang tháng lễ Ramadan. Một tháng ăn chay, cầu nguyện sẽ kết thúc trong sự hoan hỉ của các tín đồ trên toàn thế giới. Trong ngày lễ này, các hoạt động ăn mừng sẽ được tổ chức và nhiều shop sẽ sale đến 90%.

Năm nay tháng lễ Ramadan dự kiến rồi vào ngày 6/5/2019 đến 4/6/2019.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

HHT - Sau khi đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh, cơn bão số 2 (Prapiroon) nhanh chóng giảm cấp, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Áp thấp nhiệt đới này vẫn sẽ gây mưa diện rộng ở miền Bắc nước ta, có những nơi mưa to đến rất to. Mưa sẽ kéo dài đến hôm nào ở miền Bắc nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng?
Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

HHT - Sáng nay 23/7, bão số 2 (bão Prapiroon) đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh nước ta trước khi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Vậy là chuỗi ngày không có bão đổ bộ ở nước ta đã dừng lại ở con số 646 ngày. Chuỗi hơn 600 ngày không có bão đổ bộ lần này, thật kỳ lạ, lại có những điểm trùng hợp với 2 chuỗi ngày không có bão trước đây.
Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

HHT - Cơn bão số 2 (bão Prapiroon) không chỉ có đường đi phức tạp hơn dự báo, mà về cường độ, nó cũng mạnh hơn các dự báo ban đầu. Khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc), sức gió của bão số 2 lên tới 100 km/h, gió giật hơn 130 km/h. Một người dân ở đây đã ghi được video gió dữ dội vào thời điểm bão đổ bộ nơi này.
Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

HHT - Cơn bão số 2 (Prapiroon) không phải là cơn bão duy nhất đang hoạt động trong khu vực. Mà ở phía Nam - Đông Nam của Đài Loan (Trung Quốc) còn đang có một cơn bão khác, mạnh hơn, là bão Gaemi. Trong trường hợp nào thì 2 cơn bão này có thể gây ra hiệu ứng bão kép (bão đôi), và hiệu ứng đó là thế nào?