Thành phố cổ “ngâm” dưới nước nửa thế kỷ vẫn gần như nguyên vẹn

Thành phố cổ “ngâm” dưới nước nửa thế kỷ vẫn gần như nguyên vẹn
HHT - Xây dựng từ thời Đông Hán, thành phố Sư Thành chìm sâu hơn 50 năm dưới đáy hồ nhân tạo ở Trung Quốc nhưng kiến trúc vẫn gần như còn giữ được nét nguyên vẹn.

Thành phố hơn 1000 năm tuổi với tên gọi Sư Thành, được mệnh danh là Atlantis của phương Đông, là một thành phố cổ, “ngâm chìm” suốt hơn nửa thế kỷ dưới đáy hồ nước nhân tạo Thiên Đảo, Trung Quốc, nhưng đến nay vẫn giữ được nét kiến trúc gần như nguyên vẹn.

Thành phố cổ “ngâm” dưới nước nửa thế kỷ vẫn gần như nguyên vẹn ảnh 1

Dưới lòng hồ Thiên Đảo là thành phố cổ.

Sư Thành hay Lion City - thành phố Sư Tử, được xây dựng vào thời Đông Hán. Sở dĩ nơi này có tên “thành phố sư tử” bởi có ngọn núi Ngũ Sư nằm ngay phía sau thành phố. Sư Thành trước kia gồm 5 cổng, với mỗi cổng thành là tòa tháp lớn. Thành phố cổ có những con đường xây bằng đá, kết nối mọi ngõ ngách bên trong.

Thành phố cổ “ngâm” dưới nước nửa thế kỷ vẫn gần như nguyên vẹn ảnh 2

Các thợ lặn khám phá thành phố cổ.

Thành phố cổ “ngâm” dưới nước nửa thế kỷ vẫn gần như nguyên vẹn ảnh 3

Những đường nét chạm khắc trên gỗ còn nguyên vẹn.

Không giống như Atlantis kém may mắn bị thảm họa thiên nhiên nhấn chìm, Sư Thành bị ngập sâu trong nước vào năm 1959 khi Trung Quốc xây dựng đập thủy điện và hồ nhân tạo Thiên Đảo.

Thành phố cổ “ngâm” dưới nước nửa thế kỷ vẫn gần như nguyên vẹn ảnh 4

Hồ Thiên Đảo nằm ở tỉnh Chiết Giang. Từ khi xây dựng hồ nước này vô tình nhấn chìm thành phố cổ dưới đáy hồ. Hồ gồm hơn 1000 đảo lớn nhỏ, trên tổng diện tích 573 km2. Trước đây, du khách từng biết tới vẻ đẹp kỳ vỹ của hồ mà ít ai ngờ tới có bí mật được ẩn giấu phía dưới đáy hồ.

Thành phố cổ “ngâm” dưới nước nửa thế kỷ vẫn gần như nguyên vẹn ảnh 5

Sư Thành trước kia được vẽ lại.

Nhờ những nỗ lực tìm kiếm, lần đầu vào năm 2001, các chuyên gia phát hiện những công trình kiến trúc nằm dưới hồ. Và cuối cùng, đội thợ lặn chuyên nghiệp từ thành phố Thượng Hải đã tìm thấy Sư Thành nằm “ngâm” dưới độ sâu 40m.

Đáng kinh ngạc hơn, dù nhiều công trình bằng gỗ nhưng vẫn nguyên vẹn. Các thợ lặn cho biết, họ tìm thấy cả những dầm gỗ được trạm khắc công phu, tinh xảo, dù ngâm trong nước hơn nửa thế kỷ nhưng không hư hại nhiều.

Theo: HOÀNG HÀ - Dantri.com.vn

Theo DANTRI.COM.VN
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

HHT - Sau khi đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh, cơn bão số 2 (Prapiroon) nhanh chóng giảm cấp, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Áp thấp nhiệt đới này vẫn sẽ gây mưa diện rộng ở miền Bắc nước ta, có những nơi mưa to đến rất to. Mưa sẽ kéo dài đến hôm nào ở miền Bắc nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng?
Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

HHT - Sáng nay 23/7, bão số 2 (bão Prapiroon) đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh nước ta trước khi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Vậy là chuỗi ngày không có bão đổ bộ ở nước ta đã dừng lại ở con số 646 ngày. Chuỗi hơn 600 ngày không có bão đổ bộ lần này, thật kỳ lạ, lại có những điểm trùng hợp với 2 chuỗi ngày không có bão trước đây.
Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

HHT - Cơn bão số 2 (bão Prapiroon) không chỉ có đường đi phức tạp hơn dự báo, mà về cường độ, nó cũng mạnh hơn các dự báo ban đầu. Khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc), sức gió của bão số 2 lên tới 100 km/h, gió giật hơn 130 km/h. Một người dân ở đây đã ghi được video gió dữ dội vào thời điểm bão đổ bộ nơi này.
Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

HHT - Cơn bão số 2 (Prapiroon) không phải là cơn bão duy nhất đang hoạt động trong khu vực. Mà ở phía Nam - Đông Nam của Đài Loan (Trung Quốc) còn đang có một cơn bão khác, mạnh hơn, là bão Gaemi. Trong trường hợp nào thì 2 cơn bão này có thể gây ra hiệu ứng bão kép (bão đôi), và hiệu ứng đó là thế nào?