Thật vậy không: Một “hành tinh chết” sẽ xóa sổ Trái Đất vào ngày 23/4?

Thật vậy không: Một “hành tinh chết” sẽ xóa sổ Trái Đất vào ngày 23/4?
HHT - Nếu bạn không trông chờ gì World Cup, thì chắc bạn sẽ bớt tiếc hơn một chút khi biết rằng thế giới sẽ tan tành vào ngày 23/4!

Thật tồi tệ, khi mà vào đúng thứ Sáu ngày 13, lại có tin rằng tất cả mọi điều tốt đẹp, bao gồm cả cuộc sống trên hành tinh này, sẽ phải đi đến chỗ tận diệt!

Nhưng làm sao chúng ta biết rằng chúng ta sẽ không thể xem World Cup hay thậm chí là nốt những tập sau của phim “Cả một đời ân oán”?

Theo một lý thuyết nghe hoàn toàn sáng suốt và hợp lý, thì Ngày Tận Thế sẽ bắt đầu sớm thôi, khi Mặt Trời, Mặt Trăngsao Mộc sẽ cùng đi vào chòm sao Thất Nữ. Hiện tượng thiên văn học này được cho là phù hợp với điều đã được viết trong Kinh Thánh: “Và một dấu hiệu lớn xuất hiện trên Thiên Đường: Một phụ nữ được bao bọc bởi Mặt Trời, với Mặt Trăng ở dưới chân, và trên đầu là chiếc vương miện gồm 12 ngôi sao”.

Hình minh họa cho hiện tượng Mặt Trời, Mặt Trăng, Sao Mộc cùng đi vào chòm sao Thất Nữ.

Căn cứ vào đây, những người theo thuyết âm mưu cho rằng Ngày Tận Thế sắp đến. Khoa học gia chuyên về thuyết âm mưu David Meade tin rằng, đã từng có nhiều lời đồn đại về ngày kết thúc của hành tinh, nhưng lần này mới là thật, với sự xuất hiện của Hành tinh X, hay còn gọi là Nibiru.

Tuy nhiên, NASA (Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ) đã khẳng định rằng không có chuyện đó! Từ trước đến nay, NASA vốn đã luôn phủ nhận sự tồn tại của Hành tinh X bí ẩn kia. Phát ngôn viên của NASA nói: “Nibiru và những câu chuyện khác về những hành tinh lạ chỉ là trò lừa đảo trên Internet, không có cơ sở thực tế. Nếu Hành tinh X là thật và đang nhằm tới Trái Đất, thì các nhà thiên văn học hẳn đã theo dõi được nó trong ít nhất là một thập kỷ rồi, và bây giờ thì có khi mắt thường cũng đã nhìn thấy nó rồi”.

Việc bảo vệ Trái Đất là của mỗi người chúng ta.

Còn về hiện tượng một số hành tinh thẳng hàng hay cùng tụ vào chỗ nào đó, tuy là đặc biệt, nhưng cũng không báo hiệu điều gì kinh khủng. Như hiện tượng Mặt Trời, Mặt TrăngSao Mộc nói trên cũng xảy ra cứ 12 năm một lần.

Có lẽ, nhiều người chỉ thích đưa ra các “thuyết âm mưu” để có… một câu chuyện thật hay mà thôi.

Theo INDEPENDENT
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

HHT - Sau khi đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh, cơn bão số 2 (Prapiroon) nhanh chóng giảm cấp, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Áp thấp nhiệt đới này vẫn sẽ gây mưa diện rộng ở miền Bắc nước ta, có những nơi mưa to đến rất to. Mưa sẽ kéo dài đến hôm nào ở miền Bắc nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng?
Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

HHT - Sáng nay 23/7, bão số 2 (bão Prapiroon) đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh nước ta trước khi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Vậy là chuỗi ngày không có bão đổ bộ ở nước ta đã dừng lại ở con số 646 ngày. Chuỗi hơn 600 ngày không có bão đổ bộ lần này, thật kỳ lạ, lại có những điểm trùng hợp với 2 chuỗi ngày không có bão trước đây.
Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

HHT - Cơn bão số 2 (bão Prapiroon) không chỉ có đường đi phức tạp hơn dự báo, mà về cường độ, nó cũng mạnh hơn các dự báo ban đầu. Khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc), sức gió của bão số 2 lên tới 100 km/h, gió giật hơn 130 km/h. Một người dân ở đây đã ghi được video gió dữ dội vào thời điểm bão đổ bộ nơi này.
Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

HHT - Cơn bão số 2 (Prapiroon) không phải là cơn bão duy nhất đang hoạt động trong khu vực. Mà ở phía Nam - Đông Nam của Đài Loan (Trung Quốc) còn đang có một cơn bão khác, mạnh hơn, là bão Gaemi. Trong trường hợp nào thì 2 cơn bão này có thể gây ra hiệu ứng bão kép (bão đôi), và hiệu ứng đó là thế nào?