Thế giới chào đón ngày Cá tháng Tư như thế nào?

Thế giới chào đón ngày Cá tháng Tư như thế nào?
HHT - Theo quan niệm từ xưa, vào ngày Cá tháng Tư (1/4 hằng năm), tất cả mọi người có thể nói khoác với nhau càng nhiều càng tốt. Và ở mỗi quốc gia, người dân lại tiếp nhận truyền thống này theo những cách riêng để trêu chọc gia đình và bạn bè.

Ngày Cá tháng Tư đã rất phổ biến trên toàn thế giới, nhưng cho tới nay, nguồn gốc chính xác của ngày này vẫn còn gây nhiều tranh cãi. Có nhiều giả thuyết được đặt ra về lịch sử ra đời của ngày này, nhưng không có một tài liệu nào được xác minh một cách rõ ràng.

Cá tháng Tư dù không phải là ngày nghỉ lễ chính thức nhưng vẫn được rất nhiều nước tổ chức kỉ niệm hàng năm bằng cách tung nhiều tin đồn, nói đùa về rất nhiều chủ đề khác nhau nhằm tạo niềm vui hay trêu chọc ai đó. Tuy nhiên, tại một số nơi lại quy định khung thời gian cụ thể, chẳng hạn trò chơi này sẽ kết thúc vào buổi trưa. Còn nếu sau buổi trưa mà vẫn nói khoác, trêu đùa thì sẽ gặp những điều không may mắn.

Thế giới chào đón ngày Cá tháng Tư như thế nào? ảnh 1

Pháp được nhiều người coi là cái nôi của ngày nói dối. Phần lớn trẻ em là những người hưởng ứng ngày Cá tháng Tư nồng nhiệt nhất. Trẻ con sẽ lén lút dán con cá bằng giấy sau lưng bạn bè, khi nạn nhân của trò đùa phát hiện ra, người thực hiện trò đùa sẽ hô lên: “Poisson d’Avril” – có nghĩa là “ Cá tháng Tư”.

Ở Hy Lạp, người ta tin rằng những trò đùa vào ngày Cá tháng Tư sẽ đem lại may mắn. Nếu bạn lừa được một ai đó vào ngày này, bạn sẽ gặp may mắn cả năm. Hoặc khi thực hiện một trò đùa thành công, những người thực hiện cú lừa sẽ có được một vụ mùa tốt. Người Hy Lạp còn cho rằng, nước mưa trong ngày 1/4 có thể chữa được bệnh tật.

Ngày Cá tháng Tư ở Brazil có tên gọi là “Dia da mentira”. Cũng giống như nhiều quốc gia khác, vào ngày này, các tin tức trên báo chí được đăng tải với những tiêu đề nực cười và nhảm nhí. Mọi người trêu chọc và đánh lừa nhau bằng những lời nói dối.

Thế giới chào đón ngày Cá tháng Tư như thế nào? ảnh 2

Ngày nay, ở Anh người ta gọi những người bị lừa trong dịp 1/4 là April Fool, cũng có nghĩa là fool – kẻ ngốc. Tại các quốc gia thuộc Liên hiệp Anh, các trò đùa thường sẽ chấm dứt vào buổi trưa. Ai mà còn đùa giỡn sau buổi trưa thì cũng tự biến thành "kẻ ngốc". Đài BBC không chỉ được biết tới là nhà đài lớn nhất nhì nước Anh, mà còn nổi tiếng với những cú lừa ngoạn mục đi vào lịch sử trong ngày Cá tháng Tư đã khiến cho hàng trăm người dân nước này "mắc câu".

Ở Scotland có tới 2 ngày Cá tháng Tư. Ngày Cá tháng Tư ở Scotland có tên gọi là “Hunt the Gowk Day”, “gowk”nghĩa là “một người ngu ngốc” theo tiếng địa phương Scotland. Đây là quốc gia duy nhất kỷ niệm Ngày nói dối trong 2 ngày đầu tiên của tháng Tư. Ngày đầu tiên được tổ chức bằng cách thực hiện những trò đùa giỡn với nhau. Ngày thứ hai – ngày “Tailie Day”, trong ngày này người ta thường gắn một chiếc đuôi giả sau lưng nhau. Đây được coi là ngày phát sinh của trò đùa “Hãy đá tôi một phát”. Và những người bị lừa được gọi là “gowk” (kẻ ngốc).

Dường như mọi người dân Mỹ đều hứng thú với Ngày nói dối, khi mà người ta có thể đùa giỡn lẫn nhau mà không cảm thấy tức giận. Trên các phương tiện truyền thông, các tin mà bạn nhận được vào ngày này có thể là những tin tức giả, bởi có thể đó là trò đùa của các nhà đài. Vào ngày Cá Tháng Tư, ai cũng trở nên cảnh giác để mình không trở thành nạn nhân của trò đùa từ mọi người xung quanh.

MỚI - NÓNG
Khơi gợi cảm hứng viết văn với "Con Đường Văn Sĩ" của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng
Khơi gợi cảm hứng viết văn với "Con Đường Văn Sĩ" của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng
HHT - Có một điều thú vị ở nhà văn Nguyễn Huy Tưởng mà những người yêu viết láchcó thể học hỏi, chính là việc ông rất chăm viết nhật ký. Bằng việc suy tư và chăm ghi chép lại những điều diễn ra xung quanh mình, Nguyễn Huy Tưởng dần tìm ra những quan niệm về nhân sinh, để đưa vào các tác phẩm do ông sáng tác. 

Có thể bạn quan tâm