Thị trấn “u ám” nhất thế giới: Phải sử dụng gương để thay thế Mặt Trời!

Thị trấn “u ám” nhất thế giới: Phải sử dụng gương để thay thế Mặt Trời!
HHT - Ánh sáng Mặt Trời là thứ “bán không ai mua, mua không ai bán” của thế giới khi nó luôn tồn tại ở khắp mọi nơi, ngoại trừ thị trấn được mệnh danh là “khắc tinh của Mặt Trời”!

Rjukan, một thị trấn nằm cách thủ đô Oslo (Na Uy) 3 giờ đồng hồ chạy xe về phía Tây Bắc, được biết đến là một trong những địa điểm “u ám” nhất trên Trái Đất khi “không có” Mặt Trời suốt 5 tháng trong năm.

Thị trấn “u ám” nhất thế giới: Phải sử dụng gương để thay thế Mặt Trời! ảnh 1

Thị trấn Rjukan bắt nguồn từ tên gọi của một thác nước dài 104 mét gần đó. Đây là “cái nôi” sản sinh ra nguồn điện cung cấp cho 3.386 cư dân ở đây sinh sống và làm việc.

Được biết, Rjukan được mệnh danh là thị trấn “cô đơn” khi nằm “lọt thỏm” giữa những dãy núi hùng vĩ. Bởi vì vị trí địa lý bất lợi này nên thị trấn trên không được đón nhận trực tiếp ánh sáng Mặt Trời trong những tháng 2, 3, 9, 10, 11.

Thị trấn “u ám” nhất thế giới: Phải sử dụng gương để thay thế Mặt Trời! ảnh 2

Trong khoảng thời gian này, cư dân ở đây phải sử dụng những tấm gương khổng lồ được đặt trên đỉnh núi, cách mặt đất 450 mét, với mục đích làm vật phản xạ nguồn sáng.

Theo tìm hiểu, thị trấn Rjukan đã phải tiêu tốn hơn 5 triệu Kroner tiền Na Uy (tương đương hơn 13 tỷ đồng) cho chi phí thay thế Mặt Trời này.

Thị trấn “u ám” nhất thế giới: Phải sử dụng gương để thay thế Mặt Trời! ảnh 3

Một người dân bản địa cho biết: “Người dân Rjukan đã quen với việc sống mà không có ánh sáng Mặt Trời. Chúng tôi không suy nghĩ nhiều về nó. Nhưng không thể phủ nhận việc làm này thật sự ấm áp khi mang lại ánh sáng và giúp nơi đây bớt lạnh hơn”.

Thị trấn “u ám” nhất thế giới: Phải sử dụng gương để thay thế Mặt Trời! ảnh 4

Tuy nhiên, sáng kiến trên lại vấp phải khá nhiều chỉ trích của dư luận. Nhiều người cho rằng, đây là một mánh lới quảng cáo du lịch và lãng phí rất nhiều tiền khi đầu tư vào thứ vốn là “của trời cho” mà chỉ chiếu sáng cho một vùng ở quãng trường.

Thị trấn “u ám” nhất thế giới: Phải sử dụng gương để thay thế Mặt Trời! ảnh 5

Một số khác lại khẳng định rằng, dự án này không chỉ cung cấp ánh sáng cần thiết cho người dân bản địa mà còn góp phần đưa thị trấn Rjukan có mặt trên bản đồ khi trở thành địa điểm du lịch đặc biệt.

Thị trấn “u ám” nhất thế giới: Phải sử dụng gương để thay thế Mặt Trời! ảnh 6

Được biết, gương mặt trời là một ý tưởng độc đáo của Sam Eyde, người sáng lập thị trấn Rjukan vào năm 1913. Mặc dù luôn hiểu được tầm quan trọng của ánh sáng tự nhiên này, đồng thời, bỏ rất nhiều công sức để hiện thực hóa nó, nhưng không may ông đã thất bại.

Chỉ đến năm 2013, sáng kiến này mới được hoàn thành sau hơn 100 năm bởi một người nghệ sỹ có tên là Martin Andersen và cư dân của thị trấn.

Theo dantri.com.vn
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

HHT - Sau khi đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh, cơn bão số 2 (Prapiroon) nhanh chóng giảm cấp, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Áp thấp nhiệt đới này vẫn sẽ gây mưa diện rộng ở miền Bắc nước ta, có những nơi mưa to đến rất to. Mưa sẽ kéo dài đến hôm nào ở miền Bắc nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng?
Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

HHT - Sáng nay 23/7, bão số 2 (bão Prapiroon) đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh nước ta trước khi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Vậy là chuỗi ngày không có bão đổ bộ ở nước ta đã dừng lại ở con số 646 ngày. Chuỗi hơn 600 ngày không có bão đổ bộ lần này, thật kỳ lạ, lại có những điểm trùng hợp với 2 chuỗi ngày không có bão trước đây.
Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

HHT - Cơn bão số 2 (bão Prapiroon) không chỉ có đường đi phức tạp hơn dự báo, mà về cường độ, nó cũng mạnh hơn các dự báo ban đầu. Khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc), sức gió của bão số 2 lên tới 100 km/h, gió giật hơn 130 km/h. Một người dân ở đây đã ghi được video gió dữ dội vào thời điểm bão đổ bộ nơi này.
Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

HHT - Cơn bão số 2 (Prapiroon) không phải là cơn bão duy nhất đang hoạt động trong khu vực. Mà ở phía Nam - Đông Nam của Đài Loan (Trung Quốc) còn đang có một cơn bão khác, mạnh hơn, là bão Gaemi. Trong trường hợp nào thì 2 cơn bão này có thể gây ra hiệu ứng bão kép (bão đôi), và hiệu ứng đó là thế nào?