Thủ thuật giúp bảo vệ tin nhắn, email, hình ảnh riêng tư... trên smartphone

Thủ thuật giúp bảo vệ tin nhắn, email, hình ảnh riêng tư... trên smartphone
HHT - Bạn bè hay người thân hay mượn smartphone của bạn để chơi game hay lướt web, nhưng bạn không muốn họ đọc được những tin nhắn hay những bức ảnh lưu trên đó? Ứng dụng sau đây chính là dành cho bạn.

Không ít người cho bạn bè của mình mượn điện thoại để chơi game hay lướt web, nhưng e ngại họ sẽ đọc được các tin nhắn hay hình ảnh riêng tư của mình trên đó, hoặc bạn không muốn bạn bè tự ý cài đặt thêm các ứng dụng mới trên smartphone mà không được phép… ứng dụng có tên gọi AppLock dưới đây sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này.

AppLock là ứng dụng miễn phí, cho phép người dùng đặt mật khẩu để bảo vệ truy cập vào các ứng dụng tùy chọn, chẳng hạn các ứng dụng tin nhắn, danh sách cuộc gọi, album ảnh... từ đó không bị người ngoài tùy ý kích hoạt vào các ứng dụng không mong muốn để bảo vệ sự riêng tư của bạn.

Một ưu điểm của AppLock đó là có thể tắt/mở chức năng bảo vệ dễ dàng, nên bạn có thể kích hoạt ứng dụng này khi cần thiết, chẳng hạn khi cho bạn bè hay con em mình muốn điện thoại. Còn nếu không, bạn vẫn có thể sử dụng smartphone của mình bình thường.

Trong lần đầu tiên sử dụng, AppLock sẽ yêu cầu người dùng khởi tạo mật khẩu (bằng dạng vẽ hình) để bảo vệ các thiết lập của ứng dụng.

Thủ thuật giúp bảo vệ tin nhắn, email, hình ảnh riêng tư... trên smartphone ảnh 1

AppLock có giao diện hoàn toàn bằng tiếng Việt nên rất thuận tiện cho người dùng.

Giao diện chính của AppLock sẽ hiển thị danh sách các ứng dụng đã cài đặt trên thiết bị, các chức năng tùy chọn của smartphone...

Bạn muốn khóa lại một ứng dụng nào (chẳng hạn ứng dụng tin nhắn để không ai có thể đọc lén tin nhắn của bạn) hoặc khóa một chức năng nào đó (chẳng hạn chức năng “Cửa hàng Google Play” để không ai tự ý cài đặt thêm một ứng dụng nào khác vào smartphone) bạn nhấn vào biểu tượng ổ khóa ở phía sau các ứng dụng hoặc chức năng của hệ thống.

Thủ thuật giúp bảo vệ tin nhắn, email, hình ảnh riêng tư... trên smartphone ảnh 2

Để có thể khóa lại các ứng dụng, đầu tiên người dùng cần phải cấp quyền cho AppLock. Nhấn vào “Cho phép” từ hộp thoại hiện ra.

Thủ thuật giúp bảo vệ tin nhắn, email, hình ảnh riêng tư... trên smartphone ảnh 3

Sau đó tìm đến “AppLock” từ trong danh sách và kích hoạt quyền hạn “Cho phép truy cập sử dụng” để cấp phép cho AppLock có quyền khóa lại các ứng dụng khác trên hệ thống.

Thủ thuật giúp bảo vệ tin nhắn, email, hình ảnh riêng tư... trên smartphone ảnh 4

Quay trở lại giao diện chính của ứng dụng AppLock, bạn có thể chọn để khóa lại các ứng dụng hoặc các chức năng hệ thống có trong danh sách.

Bây giờ với các ứng dụng đã được AppLock khóa lại, mỗi khi bạn cần truy cập để xem nội dung sẽ đòi hỏi phải điền mật khẩu (là mật khẩu được khởi tạo ở trên) để mở khóa và truy cập được.

Đặc biệt để thuận tiện khi sử dụng, AppLock cho phép người dùng tạo danh sách các ứng dụng cần khóa khi cho người khác mượn smartphone và kích hoạt chức năng khóa các ứng dụng này khi cần, còn lúc bình thường thì vẫn sử dụng các ứng dụng như thông thường (không cần nhập mật khẩu để mở khóa).

Để kích hoạt chức năng này, bạn nhấn vào biểu tượng mặt trăng ở menu bên dưới (biểu tượng ngoài cùng bên trái), nhấn vào biểu tượng dấu 3 chấm ở mục “Khách” tại giao diện hiện ra, rồi chọn “Sửa”.

Thủ thuật giúp bảo vệ tin nhắn, email, hình ảnh riêng tư... trên smartphone ảnh 5

Tại đây bạn có thể đánh dấu để chọn khóa hoặc mở khóa các ứng dụng, chức năng hệ thống từ danh sách hiện ra.

Chẳng hạn khi bạn cho người khác mượn smartphone, bạn muốn khóa ứng dụng tin nhắn để họ không đọc được tin nhắn, ứng dụng email để không ai đọc được email, khóa thư viện để không tự ý xem ảnh có trên smartphone hay khóa chức năng cuộc gọi đến để người mượn không tự ý nghe máy nếu có cuộc gọi đến...

Thủ thuật giúp bảo vệ tin nhắn, email, hình ảnh riêng tư... trên smartphone ảnh 6

Sau khi đã chọn các ứng dụng cần khóa, nhấn nút “Lưu” để lưu lại thiết lập.

Quay trở lại giao diện cấu hình ở trước, bạn nhấn vào biểu tượng dấu 3 chấm tại mục “Khách” rồi chọn “Lối tắt” rồi nhấn “OK” từ hộp thoại hiện ra.

Thủ thuật giúp bảo vệ tin nhắn, email, hình ảnh riêng tư... trên smartphone ảnh 7

Bây giờ ở trên màn hình chính của smartphone sẽ xuất hiện một biểu tượng ứng dụng có tên là “Khách”. Mỗi khi cho ai đó mượn smartphone, bạn chỉ việc nhấn vào biểu tượng “Khách” này, lập tức AppLock sẽ tự động khóa lại các ứng dụng mà bạn đã chọn và để truy cập vào các ứng dụng đã khóa đòi hỏi người dùng phải điền mật khẩu đã khởi tạo.

Để mở khóa các ứng dụng đã bị AppLock khóa lại, bạn truy cập vào ứng dụng AppLock, sau đó nhấn vào biểu tượng mặt trăng ở menu bên dưới như đã hướng dẫn ở trên. Tại giao diện “Cấu hình” hiện ra, bạn nhấn vào tùy chọn “Mở khóa tất cả”, lập tức AppLock sẽ đưa các ứng dụng về trạng thái ban đầu, nghĩa là có thể kích hoạt mà không cần mật khẩu.

Thủ thuật giúp bảo vệ tin nhắn, email, hình ảnh riêng tư... trên smartphone ảnh 8
Theo Dantri.com.vn
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

HHT - Sau khi đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh, cơn bão số 2 (Prapiroon) nhanh chóng giảm cấp, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Áp thấp nhiệt đới này vẫn sẽ gây mưa diện rộng ở miền Bắc nước ta, có những nơi mưa to đến rất to. Mưa sẽ kéo dài đến hôm nào ở miền Bắc nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng?
Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

HHT - Sáng nay 23/7, bão số 2 (bão Prapiroon) đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh nước ta trước khi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Vậy là chuỗi ngày không có bão đổ bộ ở nước ta đã dừng lại ở con số 646 ngày. Chuỗi hơn 600 ngày không có bão đổ bộ lần này, thật kỳ lạ, lại có những điểm trùng hợp với 2 chuỗi ngày không có bão trước đây.
Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

HHT - Cơn bão số 2 (bão Prapiroon) không chỉ có đường đi phức tạp hơn dự báo, mà về cường độ, nó cũng mạnh hơn các dự báo ban đầu. Khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc), sức gió của bão số 2 lên tới 100 km/h, gió giật hơn 130 km/h. Một người dân ở đây đã ghi được video gió dữ dội vào thời điểm bão đổ bộ nơi này.
Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

HHT - Cơn bão số 2 (Prapiroon) không phải là cơn bão duy nhất đang hoạt động trong khu vực. Mà ở phía Nam - Đông Nam của Đài Loan (Trung Quốc) còn đang có một cơn bão khác, mạnh hơn, là bão Gaemi. Trong trường hợp nào thì 2 cơn bão này có thể gây ra hiệu ứng bão kép (bão đôi), và hiệu ứng đó là thế nào?