Tiếng Anh rất dễ: Kho từ vựng độc đáo chỉ dành riêng cho hội mê sách

Tiếng Anh rất dễ: Kho từ vựng độc đáo chỉ dành riêng cho hội mê sách
HHT - Chỉ riêng chuyện đọc sách thôi, tiếng Anh đã có cả một kho từ mới mà chỉ có dân “mọt” sách mới hiểu. Hoa Học Trò sẽ giúp bạn điểm danh vài từ vựng mà có thể bạn sẽ thường xuyên dùng nhé!

Abibliophobia. Nếu bạn đang đọc đi đọc lại những cuốn sách mà bạn đã đọc xong, rất có thể bạn đang mắc phải hội chứng abibliophobia - hội chứng sợ hãi việc không còn gì để đọc.

Angsticipation. Được sử dụng lần đầu vào năm 2014, angsticipation là từ dùng để chỉ cảm giác của bạn khi vừa hoàn tất quyển sách mới nhất trong một loạt truyện với kết thúc vô cùng đột ngột, mà cuốn sách tiếp theo thì vẫn chưa biết khi nào mới xuất bản.

Tiếng Anh rất dễ: Kho từ vựng độc đáo chỉ dành riêng cho hội mê sách ảnh 1

Bibliobibuli. Bibliobibuli chỉ những người đọc quá nhiều. Nhà văn H. L. Mencken là người tạo ra thuật ngữ này vào năm 1957 bằng cách pha trộn 2 từ latin của "sách" và "uống".

Biblioklept. Được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1881 bởi tác giả Andrew Lang trong tác phẩm The Library, biblioklept là danh từ dành riêng để chỉ những kẻ trộm sách. Hoặc đơn giản hơn trong cuộc sống hằng ngày, biblioklept chính là một số người mà bạn cho mượn sách nhưng không bao giờ nhớ trả lại cho bạn.

Bibliophagist. Một từ khác cũng được tạo ra bởi nhà văn Andrew Lang vào năm 1881 là bibliophagist. Nó chỉ những người yêu thích việc đọc sách, hoặc hiểu theo nghĩa gần gũi hơn, là những người hay “ngấu nghiến” sách.

Bibliosmia. Đây chính là hành động ngửi sách, đặc biệt là những cuốn sách cũ. Tác giả Oliver Tearle sử dụng động từ này lần đầu tiên vào năm 2014 trong một bài báo đăng trên  trang HuffPost.

Bibliothetic. Tính từ chỉ sự sắp xếp sách theo một thứ tự nhất định. Có những người yêu sách thích sắp xếp giá sách theo kiểu riêng của mình, ví dụ theo màu sắc, theo thứ tự bảng chữ cái, hoặc sắp xếp theo thể loại sách mà mình có. Thuật ngữ này bắt nguồn từ một từ gốc Hy Lạp có nghĩa là "sắp đặt" hay "sắp xếp".

Tiếng Anh rất dễ: Kho từ vựng độc đáo chỉ dành riêng cho hội mê sách ảnh 2

Bookarazzi. Các con nghiện sách giờ đây có thêm một sở thích khác, đó là chụp ảnh những tác phẩm mình đã đọc và đăng chúng lên mạng. Từ này được sử dụng lần đầu tiên vào năm 2013 bởi người dùng readingthelines của trang từ điển Urban Dictionary.

Book-bosomed. Bạn có phải là một người luôn mang theo sách bên mình trong mọi hoàn cảnh? Nếu có, thì book-bosomed là tính từ dành cho bạn.Tiểu thuyết gia, nhà thơ người Scotland Walter Scott là người sử dụng tính từ này lần đầu tiên vào năm 1908 trong tác phẩm The Lay of the Last Minstrel.

Cinereader. Đây là từ chỉ những người đọc sách không phải dựa trên sở thích hay óc tò mò, mà thói quen đọc sách của họ phụ thuộc vào lịch chiếu phim ở thời điểm hiện tại. Họ sẽ không bao giờ xem một bộ phim cho đến khi giải quyết hết cuốn sách là nguyên tác của bộ phim đó.

Điều thú vị là các cinereader hiếm khi nào tới rạp chiếu bóng và có hẳn một danh sách cần đọc dài dằng dặc bao gồm những cuốn sách đã chuyển thể thành phim.

Lectory. Có nguồn gốc từ tận thế kỷ XIV, lectory nghĩa là nơi để đọc. Đó là nơi mà bạn được một mình để tận hưởng những cuốn sách trong yên tĩnh và thanh bình. Lectory trong mơ của bạn sẽ như thế nào?

Tiếng Anh rất dễ: Kho từ vựng độc đáo chỉ dành riêng cho hội mê sách ảnh 3

Readgret. Đây là cảm giác giận giữ hay buồn bực khi trì hoãn việc đọc một cuốn sách mà lẽ ra bạn phải đọc nó từ lâu. Từ này được sử dụng lần đầu tiên vào năm 2014.

Shelfrighteous. Shelfrighteous chính là cảm giác ngưỡng mộ dành cho giá sách của một ai đó. Từ này được tìm thấy vào năm 2015 trên trang Storypick.com. Giá sách của người nào khiến bạn ghen tị nhất?

Tsundoku. Có nguồn gốc từ thời kỳ Minh Trị ở Nhật Bản, tsundoku là từ dùng để chỉ hành động mua sách nhưng không đọc mà để thành chồng ở nhà.

Theo Thiên Thần Nhỏ
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

HHT - Sau khi đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh, cơn bão số 2 (Prapiroon) nhanh chóng giảm cấp, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Áp thấp nhiệt đới này vẫn sẽ gây mưa diện rộng ở miền Bắc nước ta, có những nơi mưa to đến rất to. Mưa sẽ kéo dài đến hôm nào ở miền Bắc nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng?
Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

HHT - Sáng nay 23/7, bão số 2 (bão Prapiroon) đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh nước ta trước khi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Vậy là chuỗi ngày không có bão đổ bộ ở nước ta đã dừng lại ở con số 646 ngày. Chuỗi hơn 600 ngày không có bão đổ bộ lần này, thật kỳ lạ, lại có những điểm trùng hợp với 2 chuỗi ngày không có bão trước đây.
Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

HHT - Cơn bão số 2 (bão Prapiroon) không chỉ có đường đi phức tạp hơn dự báo, mà về cường độ, nó cũng mạnh hơn các dự báo ban đầu. Khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc), sức gió của bão số 2 lên tới 100 km/h, gió giật hơn 130 km/h. Một người dân ở đây đã ghi được video gió dữ dội vào thời điểm bão đổ bộ nơi này.
Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

HHT - Cơn bão số 2 (Prapiroon) không phải là cơn bão duy nhất đang hoạt động trong khu vực. Mà ở phía Nam - Đông Nam của Đài Loan (Trung Quốc) còn đang có một cơn bão khác, mạnh hơn, là bão Gaemi. Trong trường hợp nào thì 2 cơn bão này có thể gây ra hiệu ứng bão kép (bão đôi), và hiệu ứng đó là thế nào?