Tin đuợc không, ở những nơi này trọng lực dường như không tồn tại

Tin đuợc không, ở những nơi này trọng lực dường như không tồn tại
HHT - Tại những khu vực này, bạn có thể chứng kiến nước chảy ngược lên, xe hơi tự đi ngược lên dốc, con người có thể nghiêng về phía trước 45 độ mà không bị ngã.

Ngôi nhà nghiêng ở nước Mỹ

Tin đuợc không, ở những nơi này trọng lực dường như không tồn tại ảnh 1

Đây là một ngôi nhà làm bằng gỗ với mục đích nghỉ ngơi vào mùa Hè. Mystery Spot được biết tới là một trong số ít căn nhà đặc biệt và bí ẩn trên thế giới không bị tác động bởi trọng lực. Ngôi nhà này nằm ven đồi trong khu rừng gỗ đỏ thuộc thành phố Santa Cruz, nước Mỹ. Ngôi nhà với diện tích lên tới 130 m2. Tuy được trang trí rất đơn sơ nhưng lại cực hút khách du lịch bởi dòng nước chảy ngược, người nghiêng 45 độ vẫn không bị ngã, chiều cao của mỗi người thay đổi khi họ đi từ chỗ này sang chỗ khác và đồ vật, cây cối đều nghiêng ngả.

Nước bay lơ lửng tại đập Hoover

Tin đuợc không, ở những nơi này trọng lực dường như không tồn tại ảnh 2

Đập Hoover, trước kia được gọi là đập Boulder được xây dựng trong những năm 1931 - 1936 tại sông Colorado, Nevada, nước Mỹ. Nơi đây được biết tới như một trong những điểm du lịch hút khách tham quan. Đây là nơi không tuân theo định luật vạn vật hấp dẫn. Du khách tới đây thường chơi trò đổ nước từ trong chai để chiêm ngưỡng màn trình diễn nước bay lơ lửng lên trên chứ không chảy xuống dưới. Một số chuyên gia lý giải hiện tượng này là do kích thước khổng lồ của đập đã tạo nên những luồng gió cực mạnh theo hướng đi lên, bởi vậy nước từ trên cao đổ xuống thay vì chảy xuống chân đập lại được thổi bay lên không.

Đồi Nam Châm ở Ấn Độ

Tin đuợc không, ở những nơi này trọng lực dường như không tồn tại ảnh 3

Giống như cái tên được đặt, đồi Nam Châm nổi tiếng là nơi có từ tính mạnh. Nó không chỉ ảnh hưởng tới các phương tiện đường bộ mà từ tính ở đây còn gây ảnh hưởng tới cả máy bay và trực thăng, khiến chúng bị rung lắc mạnh khi đi qua khu vực này. Để không bị ảnh hưởng bởi từ tính của ngọn đồi, máy bay phải tăng vận tốc hoặc bay lên cao thật xa để tránh bị ảnh hưởng khi đi qua nơi này.  Khi một chiếc xe đỗ tại một vị trí nhất định trên đường trong khi động cơ tắt, một lúc sau chiếc xe sẽ tự di chuyển lên đồi với tốc độ khoảng 20 km/giờ.

Thác nước chảy ngược

Tin đuợc không, ở những nơi này trọng lực dường như không tồn tại ảnh 4

Bạn thấy các thác nước thường chảy từ trên xuống dưới. Nhưng thác nước này, dòng nước lại chảy lên trên. Thác nước này nằm ở quần đảo Faroe nằm trong vùng biển Na Uy, phía Bắc Đại Tây Dương, ở giữa Iceland, Na Uy và Scotland. Faroe không chỉ được biết tới là nơi có vẻ đẹp hoang sơ, kỳ vĩ mà còn nổi tiếng với thác nước chảy ngược. Các nhà khoa học cho rằng nguyên nhân nước bị hất tung lên trời là do sức mạnh của gió và trên thế giới có rất nhiều các thác nước tương tự như này.

Theo Thiên Thần Nhỏ
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

HHT - Sau khi đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh, cơn bão số 2 (Prapiroon) nhanh chóng giảm cấp, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Áp thấp nhiệt đới này vẫn sẽ gây mưa diện rộng ở miền Bắc nước ta, có những nơi mưa to đến rất to. Mưa sẽ kéo dài đến hôm nào ở miền Bắc nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng?
Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

HHT - Sáng nay 23/7, bão số 2 (bão Prapiroon) đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh nước ta trước khi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Vậy là chuỗi ngày không có bão đổ bộ ở nước ta đã dừng lại ở con số 646 ngày. Chuỗi hơn 600 ngày không có bão đổ bộ lần này, thật kỳ lạ, lại có những điểm trùng hợp với 2 chuỗi ngày không có bão trước đây.
Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

HHT - Cơn bão số 2 (bão Prapiroon) không chỉ có đường đi phức tạp hơn dự báo, mà về cường độ, nó cũng mạnh hơn các dự báo ban đầu. Khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc), sức gió của bão số 2 lên tới 100 km/h, gió giật hơn 130 km/h. Một người dân ở đây đã ghi được video gió dữ dội vào thời điểm bão đổ bộ nơi này.
Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

HHT - Cơn bão số 2 (Prapiroon) không phải là cơn bão duy nhất đang hoạt động trong khu vực. Mà ở phía Nam - Đông Nam của Đài Loan (Trung Quốc) còn đang có một cơn bão khác, mạnh hơn, là bão Gaemi. Trong trường hợp nào thì 2 cơn bão này có thể gây ra hiệu ứng bão kép (bão đôi), và hiệu ứng đó là thế nào?