Tính năng mới của YouTube sẽ thông báo khi video của bạn bị sao chép

Tính năng mới của YouTube sẽ thông báo khi video của bạn bị sao chép
HHT - Tính năng mới chắc chắn sẽ giúp giải quyết thêm triệt để nạn "chôm chỉa" nội dung trên YouTube.

YouTube vừa tung ra một công cụ giúp các nhà sáng tạo nội dung kiểm tra xem liệu video của họ có đang bị lấy trộm, sao chép hay không. Theo đó, mỗi khi một video được tải lên YouTube, dịch vụ này sẽ quét và kiểm tra ngay lập tức xem nội dung như vậy đã tồn tại hay chưa hoặc có tương tự với một video nào khác hiện đã có hay không. The Verge cho biết, công cụ này sẽ chỉ nhận dạng toàn bộ video, thay vì các đoạn clip ngắn.

Tính năng mới của YouTube sẽ thông báo khi video của bạn bị sao chép ảnh 1

Công cụ được YouTube gọi bằng cái tên Copyright Match này sẽ được cập nhật tới tất cả những người dùng có trên 100.000 người theo dõi bắt đầu từ tuần tới. Trong vài tháng tiếp theo, nhiều người dùng hơn cũng sẽ được tiếp cận với công cụ này. Người dùng sử dụng Copyright Match sẽ được thông báo nếu các đoạn video sao chép tác phẩm của mình được đăng trên YouTube. Khi tìm ra các đoạn video trùng hợp, người tạo ra nội dung có thể tuỳ chọn hướng xử lý. Họ có thể không làm gì, liên hệ với người sao chép hoặc yêu cầu YouTube gỡ bỏ nội dung.

Tính năng mới của YouTube sẽ thông báo khi video của bạn bị sao chép ảnh 2

Để được “nhận dạng” là chủ nhân đầu tiên của một video, bạn cần là người đầu tiên tải đoạn video đó lên YouTube. Vì thế, sẽ có những trường hợp gây tranh cãi nằm ở việc video được lấy từ một nền tảng khác như Facebook và Vimeo và được tải lên YouTube lần đầu tiên bởi một người không sở hữu chúng.

Hiện tại, YouTube cũng đã có một chương trình tương tự gọi là Content ID giúp những người nắm bản quyền tìm ra những người sử dụng nội dung của họ khi chưa được phép. Content ID dù vậy hạn chế hơn ở tính khả dụng cho người dùng và không giống công cụ mới, nó cho phép người sở hữu nội dung kiếm tiền từ các hoạt động sử dụng nội dung khi chưa được phép liên quan đến video của họ.

Theo saostar.vn
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

HHT - Sau khi đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh, cơn bão số 2 (Prapiroon) nhanh chóng giảm cấp, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Áp thấp nhiệt đới này vẫn sẽ gây mưa diện rộng ở miền Bắc nước ta, có những nơi mưa to đến rất to. Mưa sẽ kéo dài đến hôm nào ở miền Bắc nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng?
Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

HHT - Sáng nay 23/7, bão số 2 (bão Prapiroon) đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh nước ta trước khi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Vậy là chuỗi ngày không có bão đổ bộ ở nước ta đã dừng lại ở con số 646 ngày. Chuỗi hơn 600 ngày không có bão đổ bộ lần này, thật kỳ lạ, lại có những điểm trùng hợp với 2 chuỗi ngày không có bão trước đây.
Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

HHT - Cơn bão số 2 (bão Prapiroon) không chỉ có đường đi phức tạp hơn dự báo, mà về cường độ, nó cũng mạnh hơn các dự báo ban đầu. Khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc), sức gió của bão số 2 lên tới 100 km/h, gió giật hơn 130 km/h. Một người dân ở đây đã ghi được video gió dữ dội vào thời điểm bão đổ bộ nơi này.
Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

HHT - Cơn bão số 2 (Prapiroon) không phải là cơn bão duy nhất đang hoạt động trong khu vực. Mà ở phía Nam - Đông Nam của Đài Loan (Trung Quốc) còn đang có một cơn bão khác, mạnh hơn, là bão Gaemi. Trong trường hợp nào thì 2 cơn bão này có thể gây ra hiệu ứng bão kép (bão đôi), và hiệu ứng đó là thế nào?