Triển khai thí điểm dịch vụ rút tiền tại cây ATM bằng thẻ Căn cước công dân gắn chip

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Dịch vụ rút tiền bằng thẻ Căn cước công dân gắn chip đang được triển khai thí điểm.

Thẻ Căn cước công dân có gắn chip điện tử được đưa vào sử dụng, đã đem đến nhiều tiện ích cho người dân. Ngoài việc cắt giảm các thủ tục hành chính cho người dân khi không phải mang nhiều giấy tờ khác, trong lĩnh vực giao dịch ngân hàng, với định hướng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ và nâng cao dịch vụ khách hàng, hiện Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06) Bộ Công an đã phối hợp với một số ngân hàng, triển khai thí điểm dịch vụ rút tiền bằng thẻ căn cước công dân.

Triển khai thí điểm dịch vụ rút tiền tại cây ATM bằng thẻ Căn cước công dân gắn chip ảnh 1

Người dùng cảm thấy yên tâm hơn khi sử dụng dịch vụ rút tiền bằng thẻ căn cước công dân.

Thay vì chỉ sử dụng duy nhất mật khẩu để xác nhận thông tin khi rút tiền bằng thẻ ngân hàng; thì sau khi khách hàng quét thẻ căn cước công dân tại ATM, hệ thống ngay lập tức kiểm tra và đối chiếu thông tin trên căn cước công dân gắn chip. Tiếp đó, việc xác thực thông tin chính chủ thông qua đối chiếu dữ liệu sinh trắc học của khách hàng bằng hình thức: quét khuôn mặt và vân tay sẽ hạn chế tối đa những nguy cơ giả mạo có thể xảy ra. Điều này cũng khiến người dùng cảm thấy yên tâm hơn.

Đến thời điểm hiện tại, theo Trung tâm nghiên cứu, ứng dụng dữ liệu dân cư và căn cước công dân, Bộ Công an, việc triển khai ứng dụng Căn cước công dân chip thay thế thẻ ngân hàng đang được thực hiện thí điểm với một số ngân hàng lớn. Trước mắt, triển khai tại một số điểm trên địa bàn Hà Nội, Quảng Ninh. Dự kiến, trong thời gian tới sẽ triển khai mở rộng trên toàn hệ thống.

Theo Lãnh đạo Trung tâm nghiên cứu, ứng dụng dữ liệu dân cư và căn cước công dân, Bộ Công an, việc triển khai thành công ứng dụng căn cước công dân gắn chip trên các giao dịch tự động sẽ hỗ trợ Ngân hàng trong quá trình xác thực khách hàng, giảm thời gian tác nghiệp của cán bộ, loại bỏ các rủi ro giả mạo, sai sót trong quá trình tác nghiệp so với kiểm tra đối chiếu chứng minh thư thông thường trước đây.

Triển khai thí điểm dịch vụ rút tiền tại cây ATM bằng thẻ Căn cước công dân gắn chip ảnh 5
Theo VTV24
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

HHT - Sau khi đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh, cơn bão số 2 (Prapiroon) nhanh chóng giảm cấp, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Áp thấp nhiệt đới này vẫn sẽ gây mưa diện rộng ở miền Bắc nước ta, có những nơi mưa to đến rất to. Mưa sẽ kéo dài đến hôm nào ở miền Bắc nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng?
Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

HHT - Sáng nay 23/7, bão số 2 (bão Prapiroon) đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh nước ta trước khi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Vậy là chuỗi ngày không có bão đổ bộ ở nước ta đã dừng lại ở con số 646 ngày. Chuỗi hơn 600 ngày không có bão đổ bộ lần này, thật kỳ lạ, lại có những điểm trùng hợp với 2 chuỗi ngày không có bão trước đây.
Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

HHT - Cơn bão số 2 (bão Prapiroon) không chỉ có đường đi phức tạp hơn dự báo, mà về cường độ, nó cũng mạnh hơn các dự báo ban đầu. Khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc), sức gió của bão số 2 lên tới 100 km/h, gió giật hơn 130 km/h. Một người dân ở đây đã ghi được video gió dữ dội vào thời điểm bão đổ bộ nơi này.
Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

HHT - Cơn bão số 2 (Prapiroon) không phải là cơn bão duy nhất đang hoạt động trong khu vực. Mà ở phía Nam - Đông Nam của Đài Loan (Trung Quốc) còn đang có một cơn bão khác, mạnh hơn, là bão Gaemi. Trong trường hợp nào thì 2 cơn bão này có thể gây ra hiệu ứng bão kép (bão đôi), và hiệu ứng đó là thế nào?