Trình duyệt Chrome 66: Tắt âm thanh "khó chịu" của những trang web có video tự động chạy

Trình duyệt Chrome 66: Tắt âm thanh "khó chịu" của những trang web có video tự động chạy
HHT - Google vừa chính thức trình làng phiên bản mới nhất của trình duyệt web Chrome, phiên bản 66, với tính năng mặc định tắt âm thanh trên những trang web có video tự động chạy, một tính năng được nhiều người dùng trông đợi.

Hiện nhiều trang web chèn nội dung video với tính năng tự động phát, nghĩa là khi người dùng ghé thăm vào các trang web đó, video sẽ tự động chạy và âm thanh trên video cũng sẽ được phát lên bất kể người dùng có muốn xem đoạn video đó hay không. Điều này đôi khi khiến người dùng cảm thấy khó chịu, nhất là khi sử dụng máy tính ở nơi đông người, âm thanh từ video trên trang web phát ra sẽ làm phiền những người xung quanh.

Trình duyệt Chrome 66: Tắt âm thanh "khó chịu" của những trang web có video tự động chạy ảnh 1

Để khắc phục điều gây khó chịu này, trong phiên bản 66 của trình duyệt web Chrome vừa được trình làng, Google đã trang bị tính năng tắt âm thanh trên những trang web có video tự chạy hoặc chỉ tự động chạy những đoạn video nào không có âm thanh.

Về cơ bản, Chrome 66 vẫn sẽ cho phép các nội dung video trên các trang web tự động phát, nhưng với điều kiện đó là video không có tiếng, hoặc người dùng đã từng ghé vào trang web đó từ trước và thể hiện sự quan tâm với các nội dung video trên trang web đó.

Trên phiên bản Chrome dành cho máy tính, Google sẽ xác định xem người dùng có thường xuyên xem video kèm âm thanh trên trang web đó hay không để những lần sau sẽ cho phép video tự động phát kèm theo âm thanh. Còn với Chrome trên di động, Google sẽ cho phép video kèm theo âm thanh trên trang web tự động phát nếu trang web đó được người dùng yêu thích và đưa vào danh sách trên trang chủ của trình duyệt Chrome.

Đây là một tính năng mới từng được nhiều người dùng Internet trông đợi vì họ không muốn bị làm phiền bởi âm thanh phát ra từ các trang web khi video trên đó tự động chạy.

Trình duyệt Chrome 66: Tắt âm thanh "khó chịu" của những trang web có video tự động chạy ảnh 2

Ngoài tính năng đáng chú ý kể trên, với phiên bản Chrome 66 Google cũng đã thử nghiệm tính năng “cách ly trang web”, để giữ tiến trình của các trang web trong những “hộp cát” riêng biệt, điều này giúp ngăn chặn tình trạng các trang web độc hại cố gắng lấy cắp dữ liệu từ các trang web khác đang truy cập trên Chrome.

Google cũng đã vá lại 62 lỗi bảo mật trên phiên bản Chrome 66 để giúp tăng cường an toàn và sự ổn định cho phiên bản trình duyệt web này.

Bạn đọc có thể download Chrome phiên bản mới nhất tại http://soft4all.info/free-software-download/google-chrome-googles-web-browser/ (bao gồm phiên bản dành cho cả Windows 32-bit và 64-bit). Với phiên bản Chrome trên di động, bạn có thể sử dụng tính năng tự động cập nhật trên thiết bị để nâng cấp lên phiên bản mới nhất.

Theo Dantri.com.vn
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

HHT - Sau khi đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh, cơn bão số 2 (Prapiroon) nhanh chóng giảm cấp, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Áp thấp nhiệt đới này vẫn sẽ gây mưa diện rộng ở miền Bắc nước ta, có những nơi mưa to đến rất to. Mưa sẽ kéo dài đến hôm nào ở miền Bắc nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng?
Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

HHT - Sáng nay 23/7, bão số 2 (bão Prapiroon) đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh nước ta trước khi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Vậy là chuỗi ngày không có bão đổ bộ ở nước ta đã dừng lại ở con số 646 ngày. Chuỗi hơn 600 ngày không có bão đổ bộ lần này, thật kỳ lạ, lại có những điểm trùng hợp với 2 chuỗi ngày không có bão trước đây.
Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

HHT - Cơn bão số 2 (bão Prapiroon) không chỉ có đường đi phức tạp hơn dự báo, mà về cường độ, nó cũng mạnh hơn các dự báo ban đầu. Khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc), sức gió của bão số 2 lên tới 100 km/h, gió giật hơn 130 km/h. Một người dân ở đây đã ghi được video gió dữ dội vào thời điểm bão đổ bộ nơi này.
Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

HHT - Cơn bão số 2 (Prapiroon) không phải là cơn bão duy nhất đang hoạt động trong khu vực. Mà ở phía Nam - Đông Nam của Đài Loan (Trung Quốc) còn đang có một cơn bão khác, mạnh hơn, là bão Gaemi. Trong trường hợp nào thì 2 cơn bão này có thể gây ra hiệu ứng bão kép (bão đôi), và hiệu ứng đó là thế nào?