Vì sao ông chủ Facebook Mark Zuckerberg từng cấm nhân viên dùng iPhone?

Vì sao ông chủ Facebook Mark Zuckerberg từng cấm nhân viên dùng iPhone?
HHT - Marl Zuckerberg và Tim Cook có nhiều "xích mích" với nhau xung quanh vấn đề bảo mật người dùng.

CEO Apple Tim Cook từng công khai chỉ trích Facebook và CEO mạng xã hội này Mark Zuckerberg trong vụ việc liên quan đến bảo mật thông tin người dùng. Thời điểm đó, hãng triệu tài khoản mạng xã hội lớn nhất hành tinh đã bị một công ty có tên Cambridge Analytica lạm dụng.

Vì sao ông chủ Facebook Mark Zuckerberg từng cấm nhân viên dùng iPhone? ảnh 1
Mark ZuckerbergTim Cook có nhiều “xích mích” với nhau xung quanh vấn đề bảo mật người dùng.

Đáp lại chỉ trích, Mark Zuckerberg khẳng định những gì Tim Cook nói “khá hồ đồ”, thế nhưng đằng sau đó, mọi chuyện có vẻ… nghiêm trọng hơn. Theo một báo cáo mới từ The New York Times, Mark Zuckerberg đã tức giận đến mức anh yêu cầu toàn bộ nhóm quản lý của mình sử dụng Android thay vì iPhone của Apple.

Còn nhớ, trong một bài phỏng vấn với Recode, Tim Cook cũng từng được hỏi những gì ông sẽ làm nếu vướng vào một sự vụ tương tự Facebook, người đứng đầu Apple đã tự tin trả lời: “Tôi sẽ làm gì à? Tôi sẽ không bao giờ rơi vào tình huống đó đâu". Cũng trong cuộc phỏng vấn này, Tim Cook kêu gọi một quy định về bảo mật có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Facebook (chủ yếu kiếm doanh thu từ quảng cáo) nhiều hơn Apple (chủ yếu kiếm doanh thu từ bán phần cứng).

 Những cuộc đấu khẩu giữa Facebook và Apple đã từng có nhiều tiền lệ. Năm 2014, Tim Cook nói trong một cuộc phỏng vấn rằng: “Khi một dịch vụ online miễn phí, bạn không còn là khách hàng nữa. Bạn chính là một sản phẩm". Lúc đó, câu nói này được cho là nhắm vào Google, thế nhưng Mark Zuckerberg cũng bức xúc đến lỗi anh phải lên tiếng: “Tôi nghĩ đó là một quan điểm kì cục. Bạn tin rằng bạn trả tiền cho Apple và bạn bằng một cách nào đó song hành với họ? Nếu bạn song hành với họ thì Apple đã bán sản phẩm của mình rẻ hơn rất nhiều rồi!”.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

HHT - Sau khi đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh, cơn bão số 2 (Prapiroon) nhanh chóng giảm cấp, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Áp thấp nhiệt đới này vẫn sẽ gây mưa diện rộng ở miền Bắc nước ta, có những nơi mưa to đến rất to. Mưa sẽ kéo dài đến hôm nào ở miền Bắc nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng?
Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

HHT - Sáng nay 23/7, bão số 2 (bão Prapiroon) đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh nước ta trước khi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Vậy là chuỗi ngày không có bão đổ bộ ở nước ta đã dừng lại ở con số 646 ngày. Chuỗi hơn 600 ngày không có bão đổ bộ lần này, thật kỳ lạ, lại có những điểm trùng hợp với 2 chuỗi ngày không có bão trước đây.
Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

HHT - Cơn bão số 2 (bão Prapiroon) không chỉ có đường đi phức tạp hơn dự báo, mà về cường độ, nó cũng mạnh hơn các dự báo ban đầu. Khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc), sức gió của bão số 2 lên tới 100 km/h, gió giật hơn 130 km/h. Một người dân ở đây đã ghi được video gió dữ dội vào thời điểm bão đổ bộ nơi này.
Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

HHT - Cơn bão số 2 (Prapiroon) không phải là cơn bão duy nhất đang hoạt động trong khu vực. Mà ở phía Nam - Đông Nam của Đài Loan (Trung Quốc) còn đang có một cơn bão khác, mạnh hơn, là bão Gaemi. Trong trường hợp nào thì 2 cơn bão này có thể gây ra hiệu ứng bão kép (bão đôi), và hiệu ứng đó là thế nào?